Trợ thủ đắc lực của ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Đại gia tặng vợ Rolls-Royce là ai?

© iStock.com / bymuratdenizNgười phụ nữ bị còng tay
Người phụ nữ bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Đăng ký
Ông Doãn Văn Phương, Tổng Giám đốc FLC vừa bị bắt, được xem là cánh tay đắc lực của ông Trịnh Văn Quyết trong hệ sinh thái FLC.
Đáng chú ý, ông Doãn Phương sở hữu khối tài sản khủng, từng cưới vợ là hoa hậu kém 19 tuổi, được xem là doanh nhân tài năng khi tuổi đời còn khá trẻ.

Đại gia xứ Thanh Doãn Văn Phương là ai?

Như Sputnik đã đưa tin, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra các quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 22 bị can trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (Công ty Faros) và các công ty liên quan.
Thông tin từ Bộ Công an cho biết, các bị can đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết thông qua nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Trong số các bị can bị khởi tố, có ông Doãn Văn Phương (sinh năm 1977, quê Thanh Hóa), cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Faros.
Theo Vietnam Finance, ông Doãn Văn Phương tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Mỹ.
© Ảnh : ZingThu Ngân và bầu Phương - Chủ tịch CLB FLC Thanh Hoá trong ngày cưới.
Thu Ngân và bầu Phương - Chủ tịch CLB FLC Thanh Hoá trong ngày cưới. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Thu Ngân và bầu Phương - Chủ tịch CLB FLC Thanh Hoá trong ngày cưới.
Sau đó, ông Phương làm trong ngành bưu điện, từng giữ vị trí Phó Phòng tổng hợp Công ty Dịch vụ Vật tư Viễn thông Hà Nội - Bưu điện Hà Nội khi chỉ mới 23 tuổi.
Ông Phương công tác tại đơn vị này suốt 9 năm rồi bất ngờ rẽ trái sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tháng 9/2009, ông Phương làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Bắc Ninh.
Đến đầu năm 2010, ông Phương chính thức gia nhập Tập đoàn FLC, lần lượt đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng ở FLC cũng như các công ty thành viên.
Bên cạnh đó, ông Doãn Văn Phương còn là người sáng lập, từng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Câu lạc bộ Bóng đá FLC Thanh Hóa. Năm 2015, ông Phương là "ông bầu" bóng đá trẻ tuổi nhất, khi chỉ 38 tuổi.

Cưới vợ hoa hậu

Có thời điểm, khối tài sản trên sàn chứng khoán ông Doãn Văn Phương trực tiếp nắm giữ lên đến 70 tỷ đồng, đến từ nhiều cổ phiếu khác nhau.
Các mã cổ phiếu này bao gồm ROS của Xây dựng FLC Faros, mã FLC của Tập đoàn FLC, mã KLF của Công ty Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF.
Dù nắm trong tay khối tài sản khủng và tài kinh doanh giỏi nhưng đường tình duyên của ông lại khá muộn. Đến tuổi 40, ông Phương cưới Hoa hậu Bản sắc Việt 2016 Trần Thị Thu Ngân (sinh năm 1996, Hải Phòng). Đây cũng là cuộc thi sắc đẹp do FLC tổ chức trong năm 2016.
Được biết, Hoa hậu Thu Ngân là một “tiểu thư” sinh ra trong gia đình giàu có bậc nhất ở Hải Phòng. Cô đoạt danh hiệu hoa hậu khi đang là sinh viên năm nhất ngành Quản trị khách sạn tại Thụy Sĩ.
Du thuyền loại Tridente - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2024
Sau "Lửa Thiêng", đến lượt du thuyền Albatross của ông Trịnh Văn Quyết gặp cảnh "ế ẩm"
Thời điểm đó, truyền thông Việt Nam đưa tin khá rầm rộ về lễ ăn hỏi của vị đại gia xứ Thanh, với màn tặng vợ siêu xe Rolls-Royce Wraith có khoảng 18 tỷ đồng.
Lễ ăn hỏi của vợ chồng ông Phương còn có sự góp mặt của dàn xe đắt tiền, bao gồm bộ đôi Rolls-Royce, siêu xe Ferrari, một chiếc Bentley cùng Maybach.
Tuy nhiên, Hoa hậu Trần Thị Thu Ngân sau đó ly hôn với vị đại gia này vào năm 2021, nhưng phải đến giữa năm 2022 mới công bố.

Trở thành “cánh tay phải” của Trịnh Văn Quyết

Ông Doãn Văn Phương là nhân vật đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái FLC của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Là một trong những cổ đông sáng lập của FLC, ông Phương kinh qua rất nhiều vị trí lãnh đạo tại tập đoàn, cũng nhưn trong hệ sinh thái FLC.
Cụ thể, ông từng giữ chức Tổng Giám đốc FLC từ năm 2011 đến 5/2015, rồi làm Phó Chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn. Tuy nhiên, đến tháng 9/2015, ông Phương bất ngờ thôi chức.
Nhiều năm sau, ông Phương vẫn tiếp tục giữ các vị trí chủ chốt tại một loạt các doanh nghiệp trong hệ sinh thái FLC, chẳng hạn như Chủ tịch HĐQT CTCP Nông dược H.A.I; Chủ tịch HĐQT Công ty Faros.
Đáng chú ý, Công ty Faros là doanh nghiệp tai tiếng bậc nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khi thực hiện màn nâng khống vốn dưới bàn tay của ông Trịnh Văn Quyết. Mã ROS của Faros cũng được xem là một trong những cổ phiếu "lạ thường" nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, cổ phiếu ROS niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) ngày 1/9/2016, với giá tham chiếu là 10.500 đồng/cp. Sau đó, ROS liên tục tăng nhanh lên mức 100.000 đồng/cp chỉ sau khi lên sàn vài tháng. Đỉnh điểm, đầu tháng 11/2017, ROS tăng lên mức gần 215.000 đồng/cp.
Ông Trần Đức Quận - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2024
Sau thời gian "đi công tác", Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận nay đã bị bắt
Sau vài năm lên sàn, cổ phiếu này đã khuynh đảo thị trường chứng khoán Việt Nam khi lọt vào rổ VN30 và liên tiếp tăng mạnh, giúp ông Trịnh Văn Quyết có khối tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng, nhanh chóng trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán lúc đó.
Ông Doãn Văn Phương là Chủ tịch HĐQT FLC Faros từ tháng 5/2015 đến tháng 11/2016. Năm 2016, ông Phương đứng thứ ba trong danh sách cổ đông nắm giữ tại ROS với 500.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,12%.
Sau đó, dù đã không còn giữ vị trí gì ở Công ty Faros nhưng ông Phương vẫn có những lần lướt sóng cổ phiếu ROS.
Chẳng hạn, tháng 11-12/2021, ông Phương mua vào rồi bán ra hàng chục nghìn cổ phiếu ROS chỉ trong 1 tuần, khi vào đợt tăng mạnh. Em trai ông Phương là ông Doãn Việt Hoàng thời điểm đó còn tham gia Ban kiểm soát của FLC Faros.
Từ đầu năm 2018, ROS bắt đầu giảm giá mạnh. Đến cuối năm 2020, ROS về gần ngưỡng 2.000 đồng/cp (giá điều chỉnh). Sang đầu năm 2022, ROS lại vọt lên trên ngưỡng 15.000 đồng/cp, trước khi về lại 2.500 đồng/cp ở thời điểm trước lúc bị hủy niêm yết ngày 5/9/2022.
Hiện tại, có 568 triệu cổ phiếu ROS chưa được giao dịch trên Upcom như các cổ phiếu bị hủy niêm yết khác, do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội còn phải xem xét hồ sơ sau khi có kết luận của cơ quan chức năng.
Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2016, ông Trịnh Văn Quyết và 2 em gái là Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và bà Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC và nguyên Chủ tịch Chứng khoán BOS) đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng 430 triệu cổ phần của CTCP Xây dựng Faros (ROS) nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư. Thực tế, các cổ đông chỉ góp hơn 1.197 tỷ đồng vốn điều lệ vào Faros.
Ông Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2023
Đã có kết quả điều tra vụ án FLC và ông Trịnh Văn Quyết
Sau khi thực hiện nâng khống vốn điều lệ, mặc dù biết Faros không đủ điều kiện được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhưng Trịnh Văn Quyết vẫn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ gửi các cơ quan quản lý Nhà nước đề nghị đăng ký lưu ký, niêm yết cổ phiếu ROS tại HOSE.
Khi 430 triệu cổ phiếu ROS đã lên sàn chứng khoán, nhóm này tiếp tục bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư. Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan ông Trịnh Văn Quyết, đến nay đã có 43 người đã bị khởi tố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала