Việt Nam không sợ Mỹ trừng phạt khi mua vũ khí của Nga

© Ảnh : Vitaly V. Kuzmin Tiêm kích cơ Su-27SM3
 Tiêm kích cơ Su-27SM3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2024
Đăng ký
Bất chấp các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga, Việt Nam vẫn luôn tin tưởng lựa chọn vũ khí Nga trên cơ sở truyền thống hợp tác lâu dài và tốt đẹp giữa Hà Nội với Moskva.
Bàn về nhu cầu hiện đại hoá và nâng cấp đội bay của Không quân Việt Nam, nhà nghiên cứu người Anh Ian Storey từ viện ISEAS Singapore tin tưởng, Việt Nam vẫn sẽ chọn Nga bởi mức độ tin cậy sâu sắc trong khi hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chỉ mới sơ khởi.

Việt Nam sẽ chọn Nga hay Mỹ để hiện đại hoá đội bay?

Để hiện đại hoá lực lượng không quân, Việt Nam cần nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu của mình. Tuy vậy, bài toán đặt ra hiện nay là Việt Nam sẽ lựa chọn Nga hay Mỹ làm nhà cung cấp tiêm kích.
Trước hết, cần nhắc lại rằng, theo Sách Trắng Quốc phòng, đường lối quốc phòng Việt Nam xác định phòng vệ là chính. Việc củng cố tiềm lực quân sự cũng là để bảo vệ Tổ quốc, không bị bất ngờ bởi tất cả tình huống trên bộ, trên không, trên biển. Nhiệm vụ hàng đầu này đòi hỏi Việt Nam phải phát triển đa dạng các loại vũ khí, đồng thời, tăng cường hợp tác với bạn bè quốc tế, tiếp cận, làm chủ nhiều công nghệ quốc phòng hiện đại nhất.
Nhà nghiên cứu người Anh Ian Storey, làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore (ISEAS – Yusof Ishak Institute) hôm 5/2 bình luận rằng, Không quân Việt Nam đang đối mặt với vấn đề lớn, đó là việc cần thay thế một nửa phi đội máy bay chiến đấu tiền tuyến, nhưng rơi vào thế khó khi không có nhiều lựa chọn tối ưu để nâng cấp đội bay.
Tiêm kích Su-22, dòng máy bay ném bom chiến đấu được sản xuất ở Liên Xô và chuyển giao cho Việt Nam vào những năm 1980 đang bộc lộ nhiều vấn đề sau nhiều vụ tai nạn và sự cố đáng tiếc.
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu đa năng mới hơn như Su-27 và các biến thể của Su-30 giúp tạo sự cân bằng trong trật tự chiến đấu của lực lượng không quân Việt Nam. Thế nhưng, với quãng thời gian 40 năm phục vụ trong biên chế, có khoảng 30 chiếc Su-22 của Không quân Việt Nam được cho là sắp hết niên hạn.
Ian Storey dẫn lại thực tế trong vài năm qua, một số tiêm kích Su-22 của Việt Nam đã bị rơi, trong đó chiếc gần nhất gặp sự cố ngày 9/1 (may mắn là phi công đã kịp thoát ra ngoài an toàn)
"Nhu cầu tìm kiếm phương án thay thế Su-22 là cấp thiết", - nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề an ninh ở Đông Nam Á, đặc biệt tập trung vào tranh chấp Biển Đông này nhấn mạnh.
Ông lưu ý với các nhà làm chính sách Việt Nam rằng, nhu cầu hiện đại hoá Không quân là thiết yếu trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục phô trương sức mạnh ở Biển Đông.
Để so sánh trực diện, thế và lực hiện nay của Việt Nam khó có thể đuổi kịp Không quân Trung Quốc vốn được đầu tư không tiếc tiền cùng nhiều để bắt kịp cả Nga và Mỹ, tuy nhiên, một lực lượng nhất định cường chiến đấu hiện đại và tinh nhuệ của Việt Nam sẽ có thể khiến Bắc Kinh phải e ngại.
Sửa chữa máy bay chiến đấu tại Nhà máy A32. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2023
Việt Nam làm chủ công nghệ sửa chữa tiêm kích chiến đấu Su-27, Su-30
Trên bình diện toàn cầu, thị trường chiến đấu cơ tốc độ cao hiện không thiếu những phương án để Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên, Ian Storey cho rằng, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, Chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc cẩn thận một số yếu tố.
Theo ông, đây không chỉ là chuyện chi phí quân sự và năng lực, mà còn cần lưu ý cả những cân nhắc về địa chính trị.
"Về cơ bản, Hà Nội phải quyết định liệu họ sẽ tiếp tục hợp tác với đối tác tin cậy truyền thống là Nga hay chuyển sang bắt tay ứng viên mới hơn như Mỹ. Đây là một quyết định khó khăn và sẽ có những phân nhánh chiến lược nhất định trong nhiều thập kỷ tới", - nghiên cứu viên của viện ISEAS nhận định.
Trước đó, TS. Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cũng giữ quan điểm, bên cạnh việc nâng cao năng lực sản xuất vũ khí trong nước, việc tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp thay thế tiềm năng sẽ giúp Hà Nội quản lý tốt hơn các nỗ lực đa dạng hóa nguồn nhập khẩu trang thiết bị quân sự.
Dù vậy, Việt Nam vẫn phải xem xét đến yếu tố chi phí ngân sách, khả năng tương thích giữa vũ khí của Liên Xô/Nga với các nền tảng mới hơn cũng như nhu cầu, bối cảnh thực tế trong nước.

"Nga là lựa chọn hợp lý hơn"

Nhà quan sát này nhắc lại sự thật rằng, với mối quan hệ quốc phòng lâu dài của Hà Nội với Moskva, máy bay chiến đấu thay thế do Nga sản xuất dường như là lựa chọn hợp lý.
Việc Việt Nam quyết định mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 từ Nga vào năm 2019 khiến nhiều người suy đoán rằng Hà Nội có thể tính toán đặt hàng các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn của Nga thời gian tới.
© Flickr / Anna ZverevaYak-130
Yak-130 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2024
Yak-130
Các ứng cử viên bao gồm Su-35 Flanker-E thế hệ thứ tư, hay chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon (câu trả lời hoàn hảo của Nga cho F-22 Raptor của Mỹ) hoặc phiên bản xuất khẩu nhỏ hơn và rẻ hơn, Su-75 Checkmate.

"Người Việt Nam cũng chẳng mấy lo lắng về các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các nước mua vũ khí của Nga vì đều có chung mối quan tâm đến việc kiềm chế Bắc Kinh ở Biển Đông", - chuyên gia chỉ rõ.

Năm 2021, khi nguyên mẫu Su-75 Checkmate được ra mắt, phía Nga cũng công bố video quảng cáo được cho là có sự góp mặt của một phi công Việt Nam.
Cùng với việc tiếp tục hợp tác truyền thống với Nga, nhưng để hiện đại hoá và tăng cường năng lực chiến đấu cho Không quân, Việt Nam sẽ nhắc chọn "bạn hàng" nào nhằm mở rộng danh sách đối tác cung cấp vũ khí.
Storey nêu vấn đề, ở thế đối lập trong nhiều vấn đề còn tranh chấp, nhất là ở Biển Đông, Việt Nam chắc chắn sẽ loại trừ Trung Quốc khỏi danh sách ngay lập tức. Ấn Độ dù là đối tác tiềm năng nhưng cũng gặp phải các vấn đề về phát triển với HAL Tejas được sản xuất trong nước.
© Sputnik / Vitaly Timkiv / Chuyển đến kho ảnhMáy bay Su-24
Máy bay Su-24, Su-30SM và Su-34 tại cuộc thi Aviadarts-2021, Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2024
Máy bay Su-24
Bộ Quốc phòng vẫn đang nỗ lực hiện đại hoá ngành công nghiệp quốc phòng, và đa dạng hoá các nhà cung cấp vũ khí.
"Có một số dấu hiệu cho thấy Việt Nam có thể đang cân nhắc mua chiến đấu cơ của Mỹ", - Ian Storey nói nhưng bồi thêm rằng, đây sẽ là một bước đi rất lớn mà Việt Nam cần thực hiện.
Như đã biết, năm 2016 dưới thời Barack Obama, Washington dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Kể từ đó, hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt đã tăng lên đáng kể.
Đặc biệt, Mỹ ngỏ ý muốn bán vũ khí cho Việt Nam ngay tại Triển lãm quốc phòng quốc tế đầu tiên do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức vào tháng 12/2022.
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper nhiệt tình bình luận sự kiện này thể hiện một giai đoạn mới trong nỗ lực toàn cầu hóa, đa dạng hóa và hiện đại hóa của Việt Nam, và Hoa Kỳ muốn tham gia vào tiến trình ấy.

Vì sao Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí Nga?

Năm 2021, Việt Nam đã đặt mua 12 máy bay huấn luyện Beechcraft T-6 Texan, đây có thể là bước đầu tiên hướng tới việc mua những chiếc máy bay phức tạp hơn. Điều thú vị là các phi công Việt Nam đã tham gia các khóa học tiếng Anh ở Mỹ và tại trong nước.
Vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa tin, Hà Nội có thể đang để mắt đến các máy bay phản lực F-16 Fighting Falcon đã qua sử dụng (các dòng cường kích mới hơn của Mỹ, chẳng hạn như F-35 được đánh giá là nằm ngoài ngân sách của Việt Nam).
"Tuy nhiên, đó sẽ là một bước tiến rất lớn đối với Việt Nam. Kể từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia quân sự Việt Nam đã phát triển mức độ tin cậy sâu sắc với đối tác Nga. Trong khi niềm tin giữa các cơ quan quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn ở giai đoạn khởi phát", - Ian Storey nhấn mạnh.
Hơn nữa, việc tích hợp các máy bay F-16 do Mỹ sản xuất với các máy bay do Nga sản xuất hiện có của Không quân Việt Nam, gồm tiêm kích Su-27 và Su-30, sẽ là thách thức cần tính đến.
Lực lượng không quân Việt nam đồng thời cũng sẽ phải thiết lập các chương trình huấn luyện và bảo trì song song cho các máy bay mới (như cách Malaysia đã phải làm vào những năm 1990 khi mua cả máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga, vô tình gây ra cơn ác mộng về hậu cần cho lực lượng không quân quốc gia Đông Nam Á này).
© Ảnh : Bao phu nuTiêm kích Su-27 của Việt Nam
Tiêm kích Su-27 của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2024
Tiêm kích Su-27 của Việt Nam
Một vấn đề nữa không thể bỏ qua đó là "ải lập pháp". Quốc hội Hoa Kỳ nắm giữ quyết định cuối cùng về mọi giao dịch mua bán quốc phòng của chính quyền Washington và một số Thượng nghị sĩ Mỹ có thể phản đối việc chuyển giao F-16 cho Việt Nam.
Thêm nữa, Việt Nam cũng sẽ phải xem xét đến phản ứng của Trung Quốc, vì Bắc Kinh có thể coi việc Mỹ bán vũ khí hiện đại cho "đối thủ" của họ ở Biển Đông sẽ là hành vi can thiệp gây phức tạp thêm tình hình an ninh khu vực.
Chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á này cũng lưu ý, Việt Nam có thể né vướng vào thế đối đầu thù địch Mỹ-Trung bằng cách lựa chọn JAS-39 Gripen của Thụy Điển (như cách mà Thái Lan đã làm) hoặc KAI T-50 của Hàn Quốc (như lựa chọn của Malaysia).
Tuy nhiên, điểm trừ chính là cả hai loại máy bay này đều dựa vào công nghệ của Mỹ nên cũng cần được Washington "bật đèn xanh" thì mới có thể xong thương vụ.
Bất chấp tình huống hiện nay, nhà nghiên cứu Anh cho rằng, Nga vẫn có thể đóng vai trò quan trọng với tiến trình hiện đại hoá trong tương lai của Không quân Việt Nam.
Theo New York Times, Việt Nam đã thống nhất mua vũ khí Nga trị giá 8 tỷ USD (có thể là các dòng máy bay chiến đấu như Su-30 hoặc Su-35) thông qua tận dụng lợi nhuận từ liên doanh dầu khí năng lượng hợp tác chung của hai nước ở Bắc Cực, qua đó tránh được các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Nhấn mạnh thêm về quan hệ đối tác an ninh Nga – Việt, Ian Storey khẳng định, theo tính toán của Hà Nội, việc lựa chọn sản phẩm quốc phòng do Nga sản xuất – vốn đã được kiểm chứng rõ - sẽ tốt hơn là đánh cược với vũ khí của Mỹ khi mọi thứ vẫn còn mù mờ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала