28 Tết Thủ tướng ra công điện thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản

© Ảnh : Vũ Sinh/TTXVNHợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật mới trong sản xuất rau, phát huy hiệu quả cao.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật mới trong sản xuất rau, phát huy hiệu quả cao.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ký ban hành lúc rạng sáng 6/2 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Công điện nêu rõ hạ tầng hệ thống logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Tuy nhiên kết nối vận chuyển đường bộ, đường biển, hàng không theo phương thức tiêu thụ truyền thống chưa thật sự hiệu quả, tiêu thụ thông qua thương mại điện tử còn thiếu và hạn chế, dẫn đến chi phí logistics cao, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt.
Vì vậy, hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics phục vụ sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Vì vậy, để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống logistics nhằm kết nối, sản xuất nông sản, phục vụ tốt hơn phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới, Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp khẩn trương triển khai các nhiệm vụ sau:
Sầu riêng, loại trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, mang về 2,2 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2023
Thị trường Trung Quốc hứa hẹn tăng hàng tỷ USD doanh thu cho nông sản Việt
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện trình Thủ tướng xem xét phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050".
Bên cạnh đó, thúc đẩy các văn kiện hợp tác đã ký kết về hợp tác nông nghiệp, mở cửa thị trường nông sản, đa dạng hóa kênh phân phối truyền thống qua chợ đầu mối, trung tâm dịch vụ logistics nông sản giữa các cặp cửa khẩu hai nước Việt - Trung.
Bộ Công Thương được giao xây dựng "Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045", đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ logistics; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế.
Thủ tướng giao Bộ GTVT ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống vận tải gắn kết giữa các trung tâm trong hệ thống dịch vụ logistics nông sản và hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng nông sản qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không thuận lợi, tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí logistics.
Bộ GTVT cũng được phân công trao đổi, làm việc với Bộ GTVT, Cục Đường sắt quốc gia, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc và chính quyền các tỉnh giáp biên phía Trung Quốc để có giải pháp cấp thiết và trung - dài hạn, giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian vận chuyển các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ khai thác tuyến vận tải container đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản vận chuyển qua đường sắt nhằm giảm thiểu tình trạng ùn ứ, ách tắc đường bộ qua cửa khẩu biên giới thời gian qua.
Song song với đó, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo có giải pháp hiện đại hóa hệ thống đường sắt và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2023
Trung Quốc ồ ạt mua nông sản Việt Nam
"Trước mắt, sớm thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối hệ thống đường sắt tại cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai) để tạo thuận lợi cho giao nhận hàng hóa bằng đường sắt tại cửa khẩu này", theo yêu cầu của Thủ tướng.
Ngay trong quý I, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì việc trao đổi, làm việc phía Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, thủ tục thông thương, nhanh chóng xây dựng đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại các cặp cửa khẩu phụ giáp biên (Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang).
Việc này nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương, doanh nghiệp hai nước, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu hai phía.
Với chính quyền các địa phương, Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ mặt bằng, hạ tầng thiết yếu cho xây dựng các trung tâm logistics nông sản; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn.
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát, bổ sung các Trung tâm dịch vụ logistics nông sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ mặt bằng, hạ tầng thiết yếu cho xây dựng các trung tâm logistics nông sản;…
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp liên kết, hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu.
Huy động, khuyến khích các thành viên tham gia thực hiện các chuỗi cung ứng nông sản và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản từ vùng nguyên liệu tới thị trường tiêu thụ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала