Năm Thìn, kinh tế Việt Nam sẽ “hoá rồng”?

© iStock.com / bugphaiVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2024
Đăng ký
Việt Nam ngày nay không chỉ được xem là điểm sáng ở Đông Á, mà còn đang trở thành một nền kinh tế có ảnh hưởng tầm thế giới.
Thomas Friedman, tác giả của cuốn “Thế giới phẳng”, nhấn mạnh rằng Việt Nam là điển hình cho sự phát triển và cải cách, được cộng đồng quốc tế công nhận là một hình mẫu về sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững.

Việt Nam – điển hình của cải cách và phát triển

TTXVN cho biết, tại Phiên Đối thoại “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu” thuộc khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Davos 2024) vừa qua, GS. Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF, đánh giá Việt Nam không chỉ là ngôi sao ở Đông Á, mà còn đang vươn lên thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế tầm cỡ thế giới.
GS. Schwab tin rằng, với vai trò ngày càng tăng cao của mình, Việt Nam có thể thực sự trở thành một trong những quốc gia tiên phong về phát triển nền kinh tế xanh và thông minh.
Về phần mình, cây bút Thomas Friedman ở Tạp chí New York Times, tác giả cuốn sách Thế giới phẳng, nhận định Việt Nam là điển hình tiêu biểu cho cải cách và phát triển, được bạn bè quốc tế đánh giá là hình mẫu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hồi đầu năm, Việt Nam được xem là đã vượt qua các thách thức năm 2023, nhất là trong ổn định chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát.
Mùa thu hoạch lúa trên ruộng bậc thang ở Hà Giang, Tây Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2024
Phía sau sự 'đổi ngôi' trên bảng xếp hạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Shantanu Chakraborty khẳng định, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp hữu hiệu về chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế năm 2023, chẳng hạn như việc chủ động giảm lãi suất cũng như nới lỏng chính sách tiền tệ, qua đó làm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ghi nhận, dù tốc độ tăng trưởng bị chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới, như một điểm đến hấp dẫn của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong sản xuất.
Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2023 đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022; vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5%, là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay.
Theo đánh giá của Ngân hàng DBS (Singapore), dù đứng trước nhiều thách thức, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của FDI nhờ chuyển dịch sản xuất, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), triển vọng tăng trưởng trung hạn tươi sáng ở mức 6-7%, hệ sinh thái điện tử đang phát triển.
Ngành dệt may tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Dự báo mới về kinh tế Việt Nam
Đặc biệt, dòng vốn FDI rót vào sản xuất tăng mạnh, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trước tiềm năng dài hạn của Việt Nam. Ông Marco Förster, Trưởng Bộ phận tư vấn ASEAN tại hãng tư vấn Dezan Shira & Associates, cho rằng với những khó khăn trước mátw, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong trung hạn nhờ vị thế mới nổi là trung tâm sản xuất hàng đầu khu vực Đông Nam Á, với dân số có trình độ học vấn cao và vốn đầu tư tăng.

Những yếu tố chính thu hút FDI vào Việt Nam

Một trong những yếu tố chính thu hút FDI của Việt Nam là sự ổn định về chính trị và xã hội. S&P Global Ratings cũng cho rằng, lực lượng lao động trẻ, trình độ học vấn ngày càng cao và có tính cạnh tranh tạo nên sức hút chính với các nhà đầu tư nước ngoài. Hãng này dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh khi nhu cầu toàn cầu tăng và những thách thức trong nước của Việt Nam dần được giải quyết.
Mặc cho tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và nhiều khó khăn nội tại, GDP Việt Nam năm 2023 vẫn tăng 5,05%. Đây được xem là mức tăng trưởng phù hợp trong bối cảnh chung của kinh tế toàn cầu.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Việt Nam năm 2024: Kinh tế lạc quan hơn nhưng nội lực đã bị bào mòn
Theo Bloomberg, logistics và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là động lực chính cho thành tích kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Với việc tích hợp hiệu quả các dịch vụ vận tải hàng không, đường biển và đường bộ, ngành logistics đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trao đổi hàng hóa qua biên giới, qua đó thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, kinh tế Việt Nam còn được thúc đẩy nhờ năng suất lao động tăng và tiến bộ công nghệ. Việt Nam đã chú trọng phát triển lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang tăng trưởng. Việc thúc đẩy số hóa và chuyển đổi kỹ thuật số nền kinh tế giúp duy trì, thậm chí là thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.

Khát vọng về một nền kinh tế hùng cường

Dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo là tích cực, những gì đang chờ đợi phía trước cũng không hề dễ dàng. Tình hình kinh tế toàn cầu biến động mạnh, có thể tác động đến các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Vì thế, các chính sách kinh tế cần được thực hiện thận trọng để duy trì tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật số, thúc đẩy môi trường đầu tư và thương mại, chú trọng phát triển bền vững.
Ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị, Việt Nam nên tận dụng sức mạnh nội tại, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng, đầu tư công mang tính chuyển đổi trạng thái, hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn và dài hạn.
Báo Financial Times (Anh) cho rằng, trong thập niên tiếp theo, Việt Nam phải nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khi các nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.
Dù sở hữu cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, nhưng sự cạnh tranh tìm kiếm công nhân có trình độ kỹ thuật ngày càng tăng, đòi hỏi công tác đào tạo nghề và giảng dạy ở các trường đại học phải có bước ngoặt lớn.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2024
Phương Tây đặt niềm tin vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Việt Nam cũng cần tái đầu tư những kết quả đã thu được nhờ tăng trưởng kinh tế nhằm phát triển của các ngành giàu chất xám và năng suất cao, đáp ứng mục tiêu trở thành “quốc gia phát triển có thu nhập cao” năm 2045.
Với dân số khoảng 100 triệu người, Việt Nam bắt buộc phải duy trì vị trí cao trong chuỗi công nghiệp toàn cầu trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, nhất là với các ngành công nghiệp mới nổi.
Theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vô cùng ấn tượng và người dân Việt Nam ngày càng sung túc hơn, có nhu cầu ngày càng phát triển hơn.
Việt Nam cũng không ngừng phát triển với mong muốn hiện đại hóa nền kinh tế và tăng cường hơn nữa những lợi thế của mình trên trường quốc tế. Khát vọng đó đã mang đến động lực để Việt Nam tiếp tục vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ để sớm trở thành một “con rồng kinh tế dũng mãnh”, như lời chúc của ông Mohammed Ismaeil A. Dahlwy, Đại sứ Saudi Arabia tại Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала