Không quân Việt Nam: Sử dụng Yak-130 chỉ dành cho các nhiệm vụ quan trọng hơn?

© Sputnik / Alexander Melnikov / Chuyển đến kho ảnhMáy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga
Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
Đăng ký
Một số phương tiện truyền thông đưa tin, Cộng hòa Séc vừa hoàn tất bàn giao lô máy bay huấn luyện - chiến đấu hạng nhẹ L-39NG đầu tiên cho Không quân Việt Nam. Điều gì sẽ xảy ra với những chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga sản xuất đã được chuyển giao cho phía Việt Nam?
Có vẻ như Không quân nhân dân Việt Nam đã thông qua quyết định giữ những chiếc Yak-130 cho đến khi cần sử dụng và không lãng phí nguồn lực của chúng vào việc đào tạo học viên trường bay. Đặc biệt là máy bay của Séc có thể thực hiện thành công nhiệm vụ này: L-39NG là phiên bản kế nhiệm của dòng máy bay huấn luyện L-39 mà phía Việt Nam biết rõ.
Công ty Aero Vodochody của Cộng hòa Séc vừa hoàn tất bàn giao lô máy bay huấn luyện - chiến đấu hạng nhẹ L-39NG đầu tiên cho Không quân Việt Nam. Dự kiến ​​số phi cơ còn lại sẽ được bàn giao đầy đủ trong năm nay.
Lô hàng này là một phần trong hợp đồng được ký với Việt Nam vào tháng 2 năm 2021, bao gồm việc chế tạo 12 máy bay L-39NG, đào tạo phi công và nhân viên hỗ trợ mặt đất, cũng như chuyển giao phụ tùng và thiết bị huấn luyện. Đồng thời còn có một tùy chọn cung cấp cho 24 máy bay bổ sung khác.
© Sputnik / Igor RussakL-39NG
L-39NG - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2024
L-39NG
Như vậy, Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam mua L-39NG để thay thế phi đội L-39 thế hệ đầu tiên.
Phiên bản L-39NG thế hệ mới có trọng lượng cất cánh tối đa 5,8 tấn, đạt tốc độ tối đa lên tới 775 km/h và tầm hoạt động 2.600 km. Cấu tạo của nó cho phép mang theo trọng lượng vũ khí nặng tới 1,2 tấn.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện có những chiếc máy bay huấn luyện đa năng Yak-130 hiện đại do Nga sản xuất. Điểm đặc biệt của Yak-130 là khả năng huấn luyện phi công của nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau, cả loại của Nga và phương Tây. Hơn nữa, Yak-130 cận âm có thể mô phỏng các điều kiện bay siêu âm. Đồng thời, máy bay của Nga ở cấu hình chiến đấu thuần túy vượt trội đáng kể so với phiên bản hiện đại hóa của máy bay Séc về tải trọng chiến đấu và khả năng sống sót. Điều này rất quan trọng đối với các hoạt động trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện địa lý tự nhiên đa số là rừng núi ở vùng ven biển. Nhiều khả năng, Bộ Tư lệnh Không quân Việt Nam đã thông qua quyết định để dành nguồn lực của Yak-130 cho các nhiệm vụ quan trọng hơn so với việc đào tạo phi công.
Trong bài bình luận dành cho Sputnik, TS Khoa học Quân sự Makar Aksyonenko, chuyên gia Nga về sử dụng hàng không trong chiến đấu, lưu ý rằng, L-39NG và Yak-130 là hai loại máy bay có phần khác nhau.

“Theo cách tiếp cận hợp lý của Không quân Việt Nam, việc tách biệt các nhiệm vụ chiến đấu khỏi các nhiệm vụ huấn luyện dựa trên đội máy bay hiện có là một quyết định đúng đắn. Nếu Việt Nam không xem xét về nguyên tắc việc mua máy bay tấn công hạng nặng như Su-25/39, thì Yak-130 là lựa chọn hoàn hảo để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu cả trên bộ, ở vùng ven biển và vùng biển gần nhất. Với hai động cơ, Yak-130 có khả năng tấn công khá mạnh mẽ và nhờ đó an toàn hơn khi hoạt động trên biển trong phạm vi khu kinh tế 200 dặm với tư cách không phải là máy bay tuần tra mà là máy bay tấn công chống lại các mục tiêu trên mặt nước được bảo vệ tương đối yếu. Ngoài ra, Yak-130 có thể mang tải trọng chiến đấu 3 tấn, bao gồm nhiều loại vũ khí dẫn đường và không dẫn đường. Dù Yak-130 không được trang bị radar tích hợp, nhưng vấn đề này cũng có thể được giải quyết bằng cách treo các thùng chứa có thiết bị radar. Trong tương lai, những chiếc máy bay này có thể được hiện đại hóa bằng cách lắp đặt radar”, - chuyên gia Makar Aksyonenko nói.

Chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam thực hiện sự lựa chọn đúng đắn khi mua L-39NG làm máy bay huấn luyện cho học viên trường bay.
© Sputnik / Anton DenisovYak-130
Yak-130 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2024
Yak-130
“L-39NG là “bàn học có cánh”. Sẽ không khó để làm chủ phiên bản hiện đại hóa. Và nhìn từ góc độ kinh tế, mọi thứ ở đây đều ổn: động cơ của Mỹ lắp trên L-39NG khá tiết kiệm nhiên liệu. Nếu gác lại can dự chính trị và chỉ đánh giá tính thực dụng, thì lựa chọn của Việt Nam là khá hợp lý”, - ông Makar Aksyonenko lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала