Vụ tài xế bị đánh ở Tây Hồ, Trần Duy Quang chỉ tự vệ?

© Ảnh : САССTrần Duy Quang (phải) tại cơ quan công an
Trần Duy Quang (phải) tại cơ quan công an - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2024
Đăng ký
Sau khi xảy ra va chạm giao thông giữa xe máy và ô tô, giữa hai tài xế đã xảy ra tranh cãi rồi dẫn đến hành vi bạo lực. Hậu quả, một người tử vong, người còn lại đối diện với cảnh tù tội.
Hiện, Trần Duy Quang, người đánh tài xế taxi L.X.T đến tử vong, đã bị công an bắt. Nhưng Quang cho rằng, ông T. là người đã có hành vi tấn công trước và bản thân mình chỉ tự vệ.
Vụ việc là bài học cảnh tỉnh về hành vi ứng xử thiếu kiềm chế khi tham gia giao thông. Nếu không may xảy ra va chạm, tốt nhất hãy giữ bình tĩnh, cùng nhau giải quyết vấn đề trong ôn hòa để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản hay thậm chí rơi vào vòng lao lý.

Đánh chết người sau va chạm giao thông

Mới đây, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh bắt Trần Duy Quang (21 tuổi, trú tại Thanh Hóa) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, theo khoản 4 điều 134 Bộ luật Hình sự.
Chiều 4/3, Quang đi xe máy chở theo bạn gái đến khu vực Thung lũng hoa Hồ Tây (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) thì xảy ra va chạm với taxi do ông L.X.T (44 tuổi, trú tại Q.Long Biên) điều khiển.
Sau va chạm, giữa hai bên xảy ra cãi vã. Ông T. mở cốp xe lấy một vật tày dài (vật cứng) khoảng 40 cm, đuổi đánh Quang. Quang giơ tay đỡ và đấm vào mặt, cầm mũ bảo hiểm đập vào đầu đối phương.
© Ảnh : САССĐối tượng Trần Duy Quang thời điểm bị bắt giữ.
Đối tượng Trần Duy Quang thời điểm bị bắt giữ.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2024
Đối tượng Trần Duy Quang thời điểm bị bắt giữ.
Khi người dân can ngăn, cả hai lên xe rời đi. Ông T. về nhà nằm nghỉ. Đến 20h30 ngày 4/3, sức khỏe ông L.X.T. diễn biến xấu, được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng ông này đã tử vong tại bệnh viện chiều 5/3.
Mấy ngày nay, vụ án trên thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận, không chỉ vì hậu quả của nó, mà còn vì bài học về cách ứng xử giữa các bên nếu không may xảy ra va chạm giao thông.

Phòng vệ chính đáng hay cố ý gây thương tích?

Khai với công an, Quang cho biết, do bị ông T. tấn công trước nên mới đáp trả lại.
Nhiều người thắc mắc, theo thông tin từ cơ quan công an, ông T. là người tấn công trước, còn Quang phải chống đỡ rồi mới tấn công lại. Như vậy trường hợp này có được xem là phòng vệ chính đáng hay không.
Về điều này, báo Thanh niên dẫn lời luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) thông tin, mọi công dân đều được quyền phòng vệ chính đáng.
Tuy nhiên, cần phải hiểu, phòng vệ chính đáng nghĩa là "chống trả lại một cách cần thiết" để triệt tiêu vũ lực của người đang có hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của mình, chứ không phải nhằm mục đích gây thương tích cho họ.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trước khi tài xế taxi sử dụng vật tày để đánh tài xế xe máy, hai bên đã có hành vi thế nào, ý chí là gì, có nhằm gây thương tích cho nhau hay không.
Đưa phương tiện gặp tai nạn rời khỏi hiện trường - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2024
Hành động khó hiểu của tài xế là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Bên cạnh đó, làm rõ việc tài xế xe máy dùng vũ lực với mục đích triệt tiêu đòn tấn công của tài xế taxi hay để gây thương tích cho đối phương (nạn nhân đã tử vong), đánh mấy lần, đánh vào đâu, mũ bảo hiểm có độ cứng như thế nào.
Với những thông tin đã công bố, có thể thấy cơ quan điều tra đã xác định tài xế xe máy dùng vũ lực nhằm gây thương tích cho đối phương. Ở đây bản chất vụ việc là đánh nhau nơi công cộng, không phải phòng vệ.
Do đó, tài xế xe máy hiện đang bị cáo buộc hành vi cố ý gây ra thương tích khiến nạn nhân tử vong.
Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi, tài xế xe máy không nhận thức được có thể dẫn đến chết người, không mong muốn hậu quả xảy ra, nên chỉ bị điều tra về tội cố ý gây thương tích chứ không phải tội giết người.

Giữ “cái đầu lạnh”

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, đây là vụ án phức tạp, có liên quan đến hành vi của cả hai bên nên cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ.
Trong vụ này, có thể thấy tài xế taxi cũng có lỗi một phần khi dùng vật tày tấn công tài xế xe máy trước. Nếu còn sống, tài xế taxi có thể bị xem xét xử lý về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, do nạn nhân đã tử vong nên lỗi của nạn nhân (nếu có) sẽ là tình tiết giảm nhẹ cho tài xế xe máy.
Theo luật sư, vụ án là bài học cảnh tỉnh về hành vi ứng xử thiếu kiềm chế khi tham gia giao thông. Nếu các bên xông vào đánh nhau, cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nhau thì đã là hành vi vi phạm pháp luật.
Đưa phương tiện gặp tai nạn rời khỏi hiện trường - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2024
Vụ tai nạn kinh hoàng trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn: Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Tùy theo tính chất mức độ và hậu quả xảy ra, các bên có thể bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích,…. Mức xử phạt trong những vụ việc này có thể là phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về phần mình, luật sư Hà Công Tâm (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, vụ án trên là "hồi chuông cảnh tỉnh" đối với bất cứ ai đang và sẽ tham gia giao thông.
“Mỗi người cần giữ cho mình một "cái đầu lạnh" khi cầm lái. Nếu không may xảy ra va chạm, điều tốt nhất là các bên cần bình tĩnh, cùng nhau giải quyết trong ôn hòa. Nắm đấm sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp, thay vào đó là những tổn thất về tinh thần, sức khỏe, hoặc là vòng lao lý”, - luật sư lưu ý.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống dẫn lời luật sư Nguyễn Văn Nam, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, trong vụ việc này, bản thân nạn nhân L.X.T được xác định có một phần lỗi đối với Trần Duy Quang, phần lỗi trong việc xảy ra xô xát dẫn đến cái chết của chính ông T.
Trong trường hợp này, luật sư cho rằng, căn cứ vào diễn biến, hành vi phạm tội cụ thể, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ có thể khởi tố Trần Duy Quang về tội danh cố ý gây thương tích với dấu hiệu định khung là gây hậu quả chết người, có thể đối diện với mức phạt tù cao nhất là 14 năm (quy định tại điểm a, Điều 134 Bộ Luật Hình sự).
Bên cạnh đó, nhà chức trách có thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của Quang là phạm tội có tính chất côn đồ (quy định tại điểm d khoản 1 điều 52 Bộ luật hình sự) hoặc khởi tố Trần Duy Quang về tội Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (quy định tại điều 136 Bộ luật hình sự) với mức hình phạt cao nhất 3 năm tù.
Разбитое лобовое стекло автобуса - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2024
Hai cán bộ công an thương vong do tai nạn sáng mùng 5 Tết
Ngoài ra, việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết cho ông T.. về trách nhiệm dân sự, căn cứ theo tỷ lệ lỗi của mình, đối tượng có thể phải bồi thường cho thân nhân, gia đình nạn nhân, tổn thất về tính mạng (theo quy định tại điều 591 Bộ luật dân sự 2015).
“Xuất phát từ việc xảy ra vi phạm giao thông rất nhỏ có thể bỏ qua cho nhau, nhưng từ sự thiếu kiềm chế hành vi, ứng xử thiếu văn hóa mà cả hai người để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, một người bỏ mạng và một người đối diện với hình phạt tù tội và phần đời còn lại bị day dứt về hành vi của mình”, - luật sư Nguyễn Văn Nam nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала