Hàng loạt thủ đoạn lừa đảo bị vạch trần ở Việt Nam

© Depositphotos.com / Tiko0305Điện thoại và hình ảnh khóa
Điện thoại và hình ảnh khóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông-TT&TT) vừa phát đi cảnh báo về một số hình thức lừa đảo trên không gian mạng gần đây.

Quét mã, lừa tiền

Cụ thể, Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) mỡi đây phát đi cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới bằng hình thức gửi bưu phẩm tới nhà dân thông qua shipper (người vận chuyển hàng hóa), bên trong có thông báo trúng thưởng chứa mã QR nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị, đánh cắp thông tin người dùng và chiếm đoạt tài sản.
Người dân tại một số địa phương đã nhận được bưu phẩm từ shipper (người vận chuyển giao nhận hàng hóa), khi mở ra bên trong có phiếu cào trúng thưởng, yêu cầu người nhận truy cập đường link trên mã QR và cung cấp thông tin cá nhân để làm thủ tục nhận thưởng. Đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) chưa ghi nhận trường hợp người dùng bị lừa đảo trực tuyến bằng hình thức quét mã QR trên phiếu trúng thưởng trong bưu phẩm shipper gửi đến. Tuy nhiên, lừa đảo mã QR không còn là một chiêu trò mới.
Trước đây đã có rất nhiều trường hợp người dùng sau khi quét mã QR trên các website hoặc email (thư điện tử) đã bị điều hướng sang một trang lừa đảo, bị lấy cắp thông tin tài khoản hoặc dẫn dụ để tải mã độc về thiết bị.
Cục An toàn thông tin cũng đã điểm ra những hình thức chiêu trò của các đối tượng lừa đảo mã QR, đồng thời đưa ra những cảnh báo và biện pháp phòng tránh cho người dân. Tuy nhiên, đối tượng lừa đảo ngày một tinh vi khi linh hoạt rất nhiều các chiêu trò khác nhau.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Tự nhận làm tình báo, lừa đảo hơn 3 tỉ đồng tiền chạy án
Với thực trạng đã từng diễn ra của hình thức lừa đảo này, khả năng mã QR được in trong phiếu quà tặng để lừa người dân truy cập vào website giả mạo hòng chiếm đoạt thông tin, tài sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Để phòng tránh lừa đảo qua mã QR, Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân cần thận trọng khi quét mã, nhất là các mã sử dụng ở nơi công cộng hoặc chia sẻ qua mạng xã hội hay email.
Người dùng cũng cần xác định, kiểm tra kỹ thông tin tài khoản người chuyển mã QR, cũng như nội dung trang web mà mã QR đưa tới; kiểm tra đường link xem có bắt đầu với "https" và có phải tên miền quen thuộc hay không. Ngoài ra, với hình thức lừa đảo QR mới trên, người dân tuyệt đối không nhận bưu phẩm mà mình không đặt, không biết rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện có trường hợp lừa đảo hình thức trên, cần kịp thời báo cho cơ quan công an gần nhất.

Lùa gà vào "room"

Công an TP Hà Nội liên tiếp nhận đơn trình báo người dân về việc bị lừa số tiền từ vài tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng, vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng. Thậm chí có nạn nhân bị lừa nhiều nhất 57 tỷ đồng.
Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo liên quan đến đầu tư tài chính, tiền ảo, tiền mã hóa phổ biến có thể kể đến như: kinh doanh đa cấp tiền ảo, tiền mã hóa biến tướng trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lừa đảo thông qua hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối, quyền chọn nhị phân…
Dù chiêu trò của các đối tượng lừa đảo dù không mới nhưng rất tinh vi nên khiến nhiều người dùng mạng xã hội sập bẫy. Nhiều nhóm đối tượng trong nước lập ra các sàn, trang web đầu tư tài chính giả mạo sàn quốc tế, hoặc thậm chí tự cho ra đời các loại tiền ảo để lôi kéo nhà đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng thiết lập các sàn giao dịch, trang web giả mạo sàn giao dịch quốc tế, sau đó giao cho đội ngũ nhân viên telesale gọi điện mời chào nhà đầu tư tham gia vào các nhóm tư vấn, trao đổi qua Zalo, Telegram. Sau khi nhà đầu tư tham gia vào nhóm, các đối tượng và thành viên trong nhóm liên tục nhắn tin, gọi điện để thuyết phục nhà đầu tư tham gia giao dịch đầu tư tài chính cũng như mua bán tiền ảo, tiền mã hóa. Mục đích cuối cùng là nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2023
Hé lộ "tuyệt kỹ lùa gà" của vợ chồng "cá mập" Nguyễn Đỗ Lăng
Nhằm ngăn chặn hình thức lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân phải luôn giữ cảnh giác và chỉ tin tưởng vào các nền tảng và sàn giao dịch có uy tín và được xác thực, cấp phép bởi Nhà nước; cẩn trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu các hoạt động đầu tư qua bất cứ hình thức nào đặc biệt là không gian mạng.
Tuyệt đối cảnh giác với các lời mời chào đầu tư có lãi suất cao bất thường so với thị trường cùng với các khoản phí không rõ ràng. Tìm hiểu kỹ về phía chủ quản, công ty quản trị trước khi đầu tư. Đồng thời tăng cường kiến thức về tài chính, đầu tư; nếu cảm thấy không chắc chắn, hãy tham khảo đánh giá của chuyên gia tài chính hoặc luật sư để có thể đưa ra quyết định thông minh, an toàn và tránh rủi ro lừa đảo.

Amazon bị mạo danh

Amazon cũng vừa phát đi cảnh báo về việc có những đối tượng mạo danh Amazon để thực hiện hành vi gây tổn hại đến người tiêu dùng tại Việt Nam. Hình thức lừa đảo này nhắm đến các đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon. Đây là hình thức lừa đảo mới tinh vi.
Trước hiện tượng này, Amazon đã đưa ra khuyến cáo Amazon Global Selling Việt Nam không bao giờ yêu cầu các đối tác bán hàng hoặc công chúng chuyển tiền đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện bất cứ thanh toán online vào một chương trình đầu tư nào. Amazon khẳng định mọi yêu cầu như vậy đều là hành vi lừa đảo và không liên quan đến Amazon Global Selling Việt Nam.
“Để tránh bị lừa đảo, vui lòng chỉ liên hệ với Amazon Global Selling Việt Nam qua các kênh chính thức của chúng tôi và báo cáo các hành vi đáng ngờ này để chúng tôi có thể điều tra. Tại Việt Nam, các kênh chính thức của chúng tôi tại website: www.sell.amazon.vn”, đại diện Amazon cho hay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала