Mỹ không thể đạt được thành công và thiết lập hòa bình ở Trung Đông

© Fotolia / ragsacTrung Đông
Trung Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2024
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Chính sách của Mỹ ở Trung Đông không đạt được thành công và không dẫn đến việc thiết lập hòa bình trong khu vực, người đứng đầu chương trình nghiên cứu an ninh tại Đại học Georgetown, ông Daniel Byman, đưa ra đánh giá như vậy trong bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs của Mỹ.

“Hoa Kỳ đã không mang lại hòa bình cho khu vực, không biến chế độ độc tài thành dân chủ, không biến điểm nóng xung đột liên miên thành một không gian hòa bình”, chuyên gia Daniel Byman viết. Theo ông, “chính sách của Mỹ trong khu vực không đạt được nhiều thành công”, chẳng hạn như “thay đổi chế độ ở Iraq đã dẫn đến khủng bố và bất ổn”, - còn quá trình giải quyết ở Palestine, được Washington hỗ trợ trong nhiều thập kỷ, đã trở nên vô ích trong bối cảnh leo thang ở Dải Gaza.

Người đứng đầu ngành ngoại giao của EU Josep Borrell - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2024
EU cho rằng tình hình Trung Đông nguy kịch sau cuộc tấn công của Mỹ
“Nếu có một khía cạnh nào đó trong chính sách đối ngoại gắn kết các Tổng thống Mỹ Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden, thì đó là mong muốn của Mỹ rút khỏi Trung Đông”, - chuyên gia Daniel Byman và lý giải rằng mong muốn này xuất phát từ tổn thất của quân đội Mỹ.
Ông ước tính có khoảng 140 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng ở khu vực này trong 10 năm qua. Tác giả nhấn mạnh, “áp lực đang gia tăng ở Iraq yêu cầu quân Mỹ rút hoàn toàn”. Ngoài ra, “Mỹ đang xem xét khả năng rút quân khỏi Syria lo ngại thương vong có thể xảy ra do các cuộc tấn công của lực lượng do Iran hậu thuẫn nhóm ủy nhiệm.”
Nhà phân tích Daniel Byman chỉ ra rằng số lượng quân Mỹ trong khu vực không ngừng giảm và cảm giác mệt mỏi trước việc Washington tham gia vào các cuộc xung đột ở Trung Đông là “rất lớn”.
“Hiện nay có khoảng 45 000 quân Mỹ trong khu vực”, - ông Bayman viết và chỉ ra rằng 15 000 người trong số họ đã được gửi đến Trung Đông sau cuộc tấn công cực đoan của Hamas vào Israel hồi tháng 10 năm 2023.
 Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Nhà Trắng: Mỹ sẽ chọn phương pháp và thời điểm đáp trả cuộc tấn công quân sự ở Trung Đông
Theo ông, đây chỉ là một phần nhỏ trong số quân Mỹ có mặt trong khu vực hồi năm 2010: “Hồi đó có hơn 100 000 người ở Iraq, khoảng 70 000 người ở Afghanistan và nhiều hơn thế nữa ở các nước láng giềng”.
Tuy nhiên, ông Byman cho rằng Hoa Kỳ không nên rút hoàn toàn quân khỏi Trung Đông, vì “khu vực quan trọng nhưng không ổn định này có thể trở nên hỗn loạn và dễ xảy ra chiến tranh hơn, đồng thời các chế độ chống Mỹ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”. Nhà nghiên cứu ước tính rằng nếu Mỹ rút khỏi khu vực, các đồng minh của Washington “có thể phản ứng theo cách nguy hiểm và tự hủy hoại”: Israel có thể quyết định tấn công lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon hoặc tấn công các cơ sở liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, điều này có thể gây ra một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông. Hơn nữa, “việc Mỹ rút khỏi khu vực có thể tạo ra khoảng trống quyền lực mà Trung Quốc, Nga hoặc các nước khác sẽ lợi dụng”, vì vậy “sự hiện diện hạn chế của Mỹ, đối với tất cả các vấn đề của nước này, vẫn tốt hơn là vắng mặt hoàn toàn”, chuyên gia Daniel Byman tuyên bố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала