Việt Nam tính xây hai đập lớn trên sông Hồng: "Việc không thể không làm"

© TTXVN - Trương Công TríThứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra hiện trường cống Tân Phú, huyện Châu Thành
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra hiện trường cống Tân Phú, huyện Châu Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Đăng ký
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nghiên cứu và nghiệm thu, đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, dù còn mặt trái và tác động nhưng "chúng ta không thể không làm", bởi việc xây đập trên sông Hồng không chỉ phục vụ sản xuất mà còn đảm bảo nước cho Hà Nội và khu vực xung quanh.
Ngoài ra, trong Quy hoạch Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch thành phố hai bên sông, mà không thể xây dựng "thành phố hai bên sông mà nhìn mãi không thấy sông, thấy nước đâu".

Sẽ xây 2 đập lớn trên sông Hồng?

Thông tin với báo chí sáng 21-3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, Bộ đã nghiên cứu và nghiệm thu, đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng.
Báo SGGP dẫn lời Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, các dòng sông lớn ở Việt Nam hiện nay đều có tình trạng chung là "tụt" đáy do ở thượng nguồn làm công trình thủy điện, hồ chứa… và khai thác cát mà không kiểm soát, dẫn đến lòng dẫn bị hạ xuống.
Trong đó, đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là khu vực Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và ĐBSCL.
Đối với sông Hồng, càng ngày lòng dẫn càng có nguy cơ bị hạ thấp. Cách đây 10 năm, các hồ thủy điện ở miền Bắc chỉ cần xả khoảng 1-2 tỷ m3 là đủ nước tưới cho vụ đông xuân.
Nhưng đến gần đây, do lòng sông Hồng bị hạ thấp nên gần như các trạm bơm không lấy được nước (do đường ống hút ngắn và nằm ở cốt cao hơn lòng sông).
Năm 2024, để lấy được nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương phải làm lại gần như các trạm bơm (nối dài đường ống hút).
"Nếu không thì dù có xả tới 6 tỷ m3 cũng không chắc lấy được nước", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp bày tỏ.
Đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2024
Người dân Hà Nội sắp có hầm đường bộ 100 tỷ qua đê sông Hồng

Vấn đề lớn "không thể không làm"

Thứ trưởng nhấn mạnh, đây là vấn đề rất lớn, không chỉ riêng với sông Hồng mà với nhiều dòng sông khác trên cả nước. Do đó, cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao đáy sông lên.
"Nếu không nâng được đáy sông thì phải nâng mực nước lên", ông Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý.
Để nâng mực nước sông Hồng thì có nhiều giải pháp có thể tính đến, nhưng giải pháp đầu tiên là thiết kế các đập dâng.
Tuy nhiên, khi làm đập dâng thì không tránh khỏi những "tác dụng phụ" không mong muốn. Đại diện Bộ Nông nghiệp dẫn chứng một số vấn đề như làm dòng chảy thay đổi, kéo theo một loạt vấn đề môi trường, tác động tới hệ sinh thái, sinh vật… trong đó có cả vấn đề chất lượng nước khi vận hành nếu không tính toán kỹ địa điểm xây đập.
"Dù có những mặt trái và tác động, nhưng chúng ta không thể không làm", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định cũng vì thế mà cần phải tính toán để việc xây đập dâng không hoặc ảnh hưởng ít nhất đến môi trường, hệ sinh thái.
Ông nhắc lại, việc xây đập trên sông Hồng không phải chỉ để phục vụ sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, mà việc xây đập sông Hồng có hai mục đích và lợi ích.
Thứ nhất là đảm bảo môi trường nước cho Hà Nội và các khu vực xung quanh.
"Khi nước sông Hồng dâng lên thì sông Nhuệ, sông Đáy cũng sẽ trở lại dòng chảy tự nhiên như xưa. Thậm chí có thể bổ cập nước cho những dòng sông chết như sông Tô Lịch. Nhờ đó sẽ giải quyết được vấn đề môi trường", ông Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Việc này là rất quan trọng bởi muốn các dòng sông "sống" lại như xưa thì phải xây dựng đập dâng sông Hồng.
Đoạn sông Hậu, theo lộ trình của đò ngang từ Cần Thơ qua Vĩnh Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2024
"Funan Techo Canal" sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng dòng chảy của sông Hậu
Thứ hai, trong Quy hoạch Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch thành phố hai bên sông.
"Chúng ta không thể xây dựng thành phố hai bên sông mà nhìn mãi không thấy sông, thấy nước", Thứ trưởng Hiệp thẳng thắn.
Để thực hiện ý tưởng xây dựng đập dâng sông Hồng, Bộ Nông nghiệp đã giao cho Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam nghiên cứu một đề tài cấp Nhà nước và đã nghiệm thu vào năm 2020.
Trong Quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai quốc gia, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý đưa vào để triển khai.
"Chúng tôi đang dự kiến cùng UBND TP Hà Nội nghiên cứu để đưa dự án đập dâng sông Hồng vào thực hiện. Theo đề xuất, sẽ xây dựng trước hai đập dâng tại khu vực Xuân Quan (Văn Giang - Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (Đông Anh - Hà Nội), dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030", ông Hiệp cho biết.
Từ hai đập dâng này sẽ tính toán để xây dựng thêm ở các khúc sông khác. Theo Thứ trưởng Hiệp, iện nguồn nước ở lưu vực sông Đồng Nai đang thiếu trầm trọng. Dù lưu vực sông Đồng Nai đã có hồ thủy lợi Dầu Tiếng, Phước Hòa nhưng TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… đang thiếu 5 tỷ m3 nước mỗi năm.
Đây là vấn đề rất quan trọng và trong quy hoạch thủy lợi sắp tới và Bộ vẫn tiếp tục nghiên cứu, tính toán các giải pháp để dẫn nước từ sông Bé qua hệ thống thủy lợi Phước Hòa về cho khu vực TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
"Tất nhiên khi xây dựng, sẽ nghiên cứu kỹ để các công trình không ảnh hưởng tới môi trường, nhất là khả năng thoát lũ", Thứ trưởng lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала