Nguyên nhân ông Võ Văn Thưởng từ chức: Thuyết âm mưu của phe “dân chủ”

© AFP 2023 / Josh EdelsonĐồng chí Võ Văn Thưởng
Đồng chí Võ Văn Thưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Đăng ký
Việc ông Võ Văn Thưởng chủ động có đơn xin thôi chức, được Trung ương Đảng và Quốc hội đồng ý cho nghỉ là sự kiện chính trị đáng chú ý tại Việt Nam, khẳng định phương châm cán bộ “có lên, có xuống, có vào, có ra”, bất kể người đó là ai và đang giữ chức vụ gì.
Việc nhanh chóng phân công đồng chí Võ Thị Ánh Xuân giữ Quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới cũng cho thấy sự linh hoạt và môi trường chính trị được giữ ổn định.
Trang điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình và báo Bình Phước cho rằng, việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thôi giữ chức vụ không phải điều gì “quá bất thường”, càng không phải “đấu đá nội bộ” như lập luận trong “thuyết âm mưu” của “phe dân chủ” mà thế lực thù địch, kẻ xấu âm mưu lợi dụng nhằm phá hoại sự ổn định chính trị tại Việt Nam.

Nguyên nhân ông Võ Văn Thưởng từ chức: Có lên có xuống, có vào có ra

Trang thông tin điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình và báo Bình Phước ngày 25/3 có bài viết nêu ý kiến thẳng thắn liên quan đến việc thôi chức của đồng chí Võ Văn Thưởng.
Trên trang Bình Phước online viết: “Thông tin đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước đang nhận được sự chú ý đặc biệt lớn từ dư luận trong và ngoài nước”.
Đồng chí Võ Văn Thưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2024
Ai sẽ là tân chủ tịch nước Việt Nam?
Tất nhiên, sự kiện thôi chức của đồng chí Võ Văn Thưởng là một biến động đáng chú ý trên chính trường Việt Nam bởi bất kỳ một sự thay đổi lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao nhất nào của một đất nước đều có những ảnh hưởng xáo trộn nhất định tuy nhiên, việc thay đổi nhân sự ở Việt Nam không làm thay đổi định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Quan điểm về công tác nhân sự, cán bộ "có vào, có ra, có lên, có xuống" đã được đề cập từ nhiều năm trước, để khẳng định công tác cán bộ không phải luôn “đóng khung”, tức là đã “vào” rồi thì không có “ra”, đã “lên” rồi thì không có “xuống”, trừ các trường hợp rất đặc biệt.
Như Sputnik đã đưa tin, vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Về nguyên nhân việc từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, theo thông cáo chính thức từ Ban Chấp hành Trung ương ngày 20/3, đồng chí Võ Văn Thưởng đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân đồng chí.
“Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng chí Võ Văn Thưởng đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác”, thông cáo khẳng định.
Bộ Chính trị hiện còn 14 người. Từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, 4 người đã xin thôi nhiệm vụ (gồm các đồng chí Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Tuấn Anh và Võ Văn Thưởng).
Báo Bình Phước Online nhấn mạnh rằng, việc đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ được phân công cho thấy công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước Việt Nam đang thực hiện đúng phương châm “có lên, có xuống, có vào, có ra”, bất kể người đó là ai và đang giữ chức vụ gì.
“Khi cán bộ có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm và không còn đủ uy tín thì việc thôi giữ chức vụ cũng là điều hoàn toàn phù hợp”, báo viết.
Đồng chí Võ Văn Thưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2024
Chuyên gia Nga: Chủ tịch nước từ chức là bằng chứng về sự lành mạnh và nội lực của chế độ
Thực tế, phương châm có vào có ra này cũng dần được coi là bình thường tại Việt Nam nhất là sau Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ vừa được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.
Cuối năm 2020, dự thảo “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” của Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ cũng nêu: “Thu hút, trọng dụng nhân tài theo hướng “có vào, có ra; có lên, có xuống” trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; trở thành bình thường trong công tác cán bộ.
Trong đó nêu rõ việc xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hoá ứng xử của cán bộ và hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc "có lên, có xuống", "có vào, có ra" trở thành bình thường trong công tác cán bộ tại Việt Nam.
Phát biểu trong lễ bế mạc Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ XIII hồi tháng 5 năm ngoái, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ, Đảng, Nhà nước kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", bất kể người đó là ai; không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Dẫn việc (đến tháng 5/2023) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương cũng bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Đảng về việc "có vào, có ra; có lên, có xuống", Tổng Bí thư cho rằng, điều này thể hiện tinh thần kiên quyết, gương mẫu, nghiêm minh, nhân văn, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; đồng thời đã khẩn trương chỉ đạo kiện toàn các nhân sự lãnh đạo thay thế, được dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá rất cao.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Vụ việc ông Thưởng – kết quả quy trình quy hoạch cán bộ cấp chiến lược

“Thuyết âm mưu”

Tuy nhiên, đối với các đối tượng xấu, thì việc đồng chí Võ Văn Thưởng từ chức lại được nhào nặn, tô vẽ, biến tướng thành nhiều “thuyết âm mưu” tiêu cực.
“Chúng rêu rao bằng những lập luận phi logic, thiếu căn cứ và mang đậm màu sắc hằn học với chế độ; cố tình gây nhiễu loạn dư luận, kích động sự hoài nghi, hoang mang, dao động trong xã hội”, báo Bình Phước Online nhấn mạnh.
Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin từ chức và được Quốc hội bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm là sự kiện chính trị đáng chú ý. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá bất thường như lời lẽ được giới “dân chủ” đưa ra.
Nhìn ra thế giới có thể thấy, không ít lãnh đạo các quốc gia đã từ chức như cựu Tổng thống Đức Christian Wulff từ chức năm 2012; cựu Thủ tướng Pháp Manuel Valls từ chức năm 2016; ông Robert Gabriel Mugabe, cựu Tổng thống Zimbabwe từ chức năm 2017; hay gần nhất là Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern từ chức đầu năm 2023…
Dù liên tục ca thán “không biết khi nào ở Việt Nam mới có lãnh đạo xin từ chức”, nhưng khi lãnh đạo trong nước xin thôi chức thì những thế lực xấu lại lắt léo, đánh võng thông tin, quy chụp cho rằng điều này là vì “đấu đá nội bộ”, “tranh giành quyền lực”.
Cần nhấn mạnh rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam đều quán triệt sâu sắc quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Phát biểu tại phiên họp thứ nhất Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, việc lựa chọn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước “có ý nghĩa chiến lược gắn liền với vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước”.
Chính vì vậy, cùng với việc lựa chọn, rèn luyện cán bộ, Đảng cũng thẳng thắn đánh giá, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ để họ sửa chữa. Với những cán bộ không còn đủ uy tín, việc xin thôi giữ chức vụ cũng là điều không hề khó hiểu.
Điều này cho thấy công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước đang được thực hiện nghiêm túc, loại bỏ tư tưởng chỉ có lên mà không có xuống, đã lên rồi thì rất khó xuống.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, môi trường chính trị ở Việt Nam đang được giữ ổn định chứ không hề bất ổn như những gì các đối tượng xấu rêu rao.
Đồng chí Võ Văn Thưởng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
Căn cứ các quy định của Hiến pháp, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước từ ngày 21-3 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Như vậy, mọi hoạt động trong bộ máy nhà nước đều đang được thực hiện bình thường.
“Người dân cần hết sức thận trọng để “gạn đục, khơi trong”, không để bị mắc mưu bởi những luận điệu suy diễn, “mượn gió bẻ măng” được các đối tượng chống phá đưa ra”, báo lưu ý.
Đối với việc từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, như Sputnik đã dẫn ý kiến của GS-TSKH Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Petersburg, điều này là bằng chứng về sự lành mạnh và nội lực của chế độ, Đảng và đất nước.

“Tôi cho rằng đây chỉ là bằng chứng thể hiện sự ổn định của chính quyền, bằng chứng về nội lực lành mạnh của Đảng và đất nước. Các cơ quan kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm việc và tiến hành điều tra các tín hiệu. Họ đã tìm thấy gì đó không phù hợp với chức vụ cao của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch nước nên yêu cầu ông Võ Văn Thưởng rời các chức vụ này. Đây cũng là điều mà Đại tướng Tô Lâm Bộ trưởng Công an đã nói khi phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ XIII: sự "tự thoái hóa" của cán bộ Đảng làm suy giảm lòng tin của nhân dân, là mối nguy hiểm lớn nhất đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ”, chuyên gia Nga nhận định.

Ông Kolotov cũng nêu rõ, đối với cuộc chiến chống tham nhũng, Việt Nam đã cho thấy đủ khả năng hoá giải vấn nạn này một cách bình tĩnh, không cực đoan, trong khuôn khổ pháp luật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала