7 công ty Việt Nam phản đối đề xuất của Hoà Phát và Formosa

© Ảnh : TTXVN - Trần Huy HùngSản xuất cột điện tại Công ty TNHH Chế tạo cột thép Đông Anh - một trong những đơn vị nhận được nhiều gói thầu sản xuất cung cấp cho dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Sản xuất cột điện tại Công ty TNHH Chế tạo cột thép Đông Anh - một trong những đơn vị nhận được nhiều gói thầu sản xuất cung cấp cho dự án đường dây 500 kV mạch 3.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
Đăng ký
Hoà Phát và Formosa nộp đơn đề xuất áp thuế chống bán phá giá với thép HRC Trung Quốc.
Tuy nhiên, đề xuất này bị một loạt doanh nghiệp khác như Hoa Sen, Thép TVP, Tôn Đông Á, Thép Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Pomina, Thép Vina One… phản đối.

Đề xuất áp thuế chống bán phá giá với thép HRC Trung Quốc

Phát biểu tại buổi gặp mặt nhà đầu tư tại Khu Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất vào ngày 26/3, ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho hay, Hoà Phát đã cùng với Formosa đã gửi hồ sơ đề xuất áp thuế chống bán phá giá với thép HRC từ Trung Quốc vào ngày 19/03.
Thực tế, Hòa Phát và Formosa chỉ mới nộp hồ sơ đề xuất điều tra từ ngày 19/3, Bộ Công Thương vẫn đang trong quá trình đánh giá hồ sơ.
Quá trình nộp hồ sơ, đánh giá và điều tra sẽ mất từ 12 đến 18 tháng kể từ ngày Bộ Công Thương khởi xướng điều tra.
Được biết, hiện trong nước, sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) là “cuộc chơi riêng” của Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Mỹ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới với khoảng 1 tỷ tấn thép mỗi năm, đồng thời là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Vậy nên, CEO Hoà Phát cho rằng, việc cạnh tranh với thép Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu của Hòa Phát từ những ngày đầu làm thép.
Thị trường thép Trung Quốc đã có sự thay đổi sau Covid-19 do kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhất là các hoạt động bất động sản bị đóng băng. Tình trạng dư thừa cung buộc các doanh nghiệp nước này phải xuất khẩu nhiều hơn.

Hoà Phát tự tin cạnh tranh sòng phẳng với thép Trung Quốc

Dữ liệu từ Tổng Cục Hải quan cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1,8 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ và chiếm 70% tổng lượng nhập khẩu sắt thép.
CEO Nguyễn Việt Thắng cho rằng Hòa Phát hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thế giới nhờ có giá thành sản xuất tốt.
“Với cơ cấu nguyên liệu hiện nay, thép của Hòa Phát có thể hoàn toàn cạnh tranh với thép Trung Quốc”, Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn lời ông Thắng nói.
Dù vậy, phía Hòa Phát cũng bày tỏ lo ngại về sự cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm bán dưới giá thành của một số đơn vị nước ngoài.
Về mặt tổng thể, với các công ty thép lớn của Trung Quốc hoạt động một cách nghiêm chỉnh, CEO Hòa Phát vẫn tự tin cạnh tranh được. Hoà Phát chỉ phản đối trong những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra.
Khi Trung Quốc dư cung quá lớn, doanh nghiệp chấp nhận bán lỗ. Rất nhiều doanh nghiệp thép của Trung Quốc thua lỗ trong năm ngoái, họ chấp nhận bán dưới giá thành để đưa được sản phẩm ra ngoài.
“Với thực trạng như thế thì chúng ta cũng phải có những giải pháp phù hợp”, theo ông Thắng.
CEO Hoà Phát cho rằng, khi phát hiện dấu hiệu của việc bán phá giá, tập đoàn sẽ đề xuất với cơ quan để hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước. Thép là ngành xương sống của nền công nghiệp do đó, Hoà Phát tin rằng sẽ được ủng hộ.

“Chúng tôi thấy có các dấu hiệu bán phá giá thì đề xuất với cơ quan nhà nước, mong muốn có sự đánh giá công bằng và chính đáng, làm sao để ngành sản xuất trong nước phát triển”, ông nói.

Theo lãnh đạo Hoà Phát, việc áp thuế hay không phải dựa trên số liệu và đánh giá của cơ quan Nhà nước.
Với lo ngại kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu hơn dự báo, CEO Hòa Phát cho rằng kịch bản này sẽ dẫn tới ngành thép Trung Quốc càng đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, làm tăng mức cạnh tranh và ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của Hòa Phát.
“Trong trường hợp đó chúng ta phải bắt buộc cạnh tranh và chắc chắn là sẽ ảnh hưởng với biên lợi nhuận của Hòa Phát. Nếu Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu ra thế giới, chúng tôi tự tin vẫn có thể cạnh tranh được, nhưng biên lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh”, CEO Nguyễn Việt Thắng nhấn mạnh.
Công ty Trina Solar (100% vốn của Trung Quốc) mỗi năm sản xuất hàng triệu tấm tế bào quang điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
FDI toàn cầu giảm, vốn chảy vào Việt Nam tăng mạnh: Điều gì đang xảy ra?
Ở chiều ngược lại, Hòa Phát cũng sẽ chịu áp lực bị các nước khác áp thuế chống phá giá tương tự khi đang xuất khẩu sang nhiều thị trường. Ngành thép đang là một trong những ngành bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới.
Để hạn chế bị các nước áp thuế, giải pháp mà ông Thắng đưa ra là phải phân phối sản phẩm sang nhiều quốc gia và duy trì một tỷ trọng ở mức ít có nguy cơ bị áp thuế.
Vị lãnh đạo khẳng định mục tiêu sau cùng là sản xuất ra hàng hóa có giá thành cạnh tranh mới có thể tồn tại, đồng thời tự tin thép Hòa Phát đang có giá thành cạnh tranh tương đối để có thể phát triển như hiện nay.

Phản đối

Sau đề xuất của Hoà Phát và Formosa, loạt công ty thép Việt Nam khác như Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Thép TVP, Tôn Đông Á, Thép Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Pomina, Thép Vina One đều đã lên tiếng phản đối đề xuất.
Các đơn vị phản đối lập chung công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại, Hiệp hội Thép Việt Nam ngày 25/3.
Trong đó nêu, tại Việt Nam, chỉ có hai công ty là Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sản xuất được thép cán nóng để làm nguyên liệu cho toàn bộ chuỗi sản xuất tôn mạ, ống thép, thép kết và các loại thép khác sau đó.
Với tổng thị phần chiếm gần 80% ngành thép cán nóng nội địa, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đang là 2 công ty có vị thế thống lĩnh thị trường.
“Hiện thép cán nóng là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm tôn, thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, thép kết cấu và các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác, bất kỳ diễn biến nào xảy ra với nguồn nguyên liệu thép cán nóng cũng có thể gây ảnh hưởng đến toàn ngành thép”, các doanh nghiệp khác nêu.
Dẫn số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, các doanh nghiệp cho biết, bản thân tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đang không đủ nguồn cung thép cán nóng để đáp ứng nhu cầu thép cán nóng của toàn Việt Nam.
Hiện nhu cầu thép cán nóng trong nước rơi vào khoảng 10-13 triệu tấn/năm, trong khi đó, tổng công suất thiết kế hiện tại chỉ đạt 8,2 triệu/năm nếu Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh chạy được tối đa công suất.
Các doanh nghiệp trên cũng khẳng định, sản lượng bán hàng thép cán nóng do Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh bán tại thị trường Việt Nam đang rất thấp so với nhu cầu.
Người quảng bá robot dịch vụ Alex - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
Thứ trưởng Bộ TT&TT: Nga là đối tác quan trọng để Việt Nam cùng “bắt tay”, tiến tới tự chủ công nghệ
Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam tháng 12/2023 cho thấy, sản lượng thép cán nóng Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh bán nộiđịa trong năm 2023 chỉ đạt 3,4 triệu tấn, được phân bổ cho các công ty sản xuất tôn mạ và ống thép. Tức là, cung trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu.
Cũng chính vì không đủ nguồn cung thép cán nóng từ 2 công ty Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh, ngành tôn mạ và ống thép Việt Nam mới phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Loạt doanh nghiệp cho hay, hiện có tình trạng các công ty thành viên của Hòa Phát cũng phải nhập khẩu thép cán nóng từ nước ngoài, trong khi chính Hòa Phát đang sản xuất thép cán nóng. Điều này càng chứng minh rằng cung thép cán nóng trong nước đang thấp hơn nhu cầu thực tế rất nhiều.
Các doanh nghiệp thép trong nước phản đối đề xuất khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu vì lo ngại về khả năng độc quyền và chi phối giá cả của Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh.
Điều này có thể dẫn đến giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao khiến toàn ngành tôn mạ và ống thép chịu nhiều thách thức vì giá bán thành phẩm bị đẩy lên tương ứng và không thể bán được hàng.
Một đoạn của tuyến đường sắt cao tốc Phòng Thành Cảng - Đông Hưng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2023
Đường sắt cao tốc Bắc Nam nên thuê nước ngoài thiết kế, người Việt thi công
Chưa kể, theo thông tin từ các công ty tôn mạ, không chỉ về sản lượng, về giá cả, 2 ông lớn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đang hưởng lợi cực kỳ lớn khi họ luôn bán thép cán nóng cho các công ty tôn mạ và ống thép Việt Nam với giá cao hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu thép cán nóng, cao hơn khoảng 10 - 20 USD/tấn, thậm chí có thời điểm cao hơn đến 40 - 50 USD/tấn so với hàng nhập khẩu.
Trong khi đó, dù giá bán cao nhưng Hoà Phát và Formosa luôn trong tình trạng không có hàng để bán.
“Chúng tôi bảy tỏ mối quan ngại sâu sắc về khả năng khởi xướng điều tra CBPG sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực và nghiêm trọng đến toàn ngành thép Việt Nam và cả nền kinh tế nói chung”, 7 công ty sản xuất tôn mạ, ống thép gửi văn bản kiến nghị lên Chính phủ và các bộ ngành phản đối.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала