Khi nào Việt Nam bỏ độc quyền vàng?

Vàng miếng SJC - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Phiên đấu giá vàng thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, kết quả không đạt như kỳ vọng. Trước ý kiến bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Việt Nam chưa nên bỏ độc quyền trong thời điểm này. Vậy khi nào Việt Nam “trả lại” vàng cho thị trường?

Đấu thầu vàng - chỉ là giải pháp tạm thời

Chỉ trong ngày 9/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng vọt gần 3 triệu đồng/lượng lên mức hơn 77 triệu đồng/lượng vàng nhẫn và gần 85 triệu đồng/lượng vàng miếng. Với mức giá liên tục lập đỉnh và điều chỉnh theo giờ, vàng khiến người dân không kịp trở tay.
Sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái can thiệp nào để hạ nhiệt thị trường vàng. Đó là cho đấu thầu vàng miếng SJC sau 11 năm, kể từ tháng 3/2013.
Đã có 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp đã tham gia đấu thầu vàng miếng SJC do NHNN tổ chức sáng ngày 23/4. Tổng khối lượng vàng miếng đưa ra đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Trong phiên đấu thầu này, chỉ có hai đơn vị trúng thầu với khối lượng 3.400 lượng. Vẫn còn 13.400 lượng vàng miếng SJC tồn kho.
Vàng trang sức được bày bán tại một cửa hàng kinh doanh vàng Bảo Tín Minh Châu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2024
Động thái giảm mạnh giá tham chiếu đấu thầu vàng của NHNN
Trao đổi với Sputnik về động thái này, chuyên gia tài chính kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, động thái này được xem là giải pháp quyết liệt của NHNN nhằm tăng cung nguồn cung vàng miếng ra thị trường.

“Việc đấu thầu giá vàng là cần thiết. Tôi cho rằng NHNN đã có động thái nhanh nhạy, linh hoạt, chủ động và rất kịp thời, đáp ứng ngay nhu cầu điều tiết giá vàng trên thị trường. Từ đó, có thể tạo ra sự thay đổi trên thị trường vàng trong thời gian tới. Cụ thể sẽ khiến giá vàng miếng sát với giá vàng nhẫn. Và giá vàng nhẫn sát với giá vàng thế giới”, chuyên gia đánh giá.

Một điều nữa mà PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh muốn nhấn mạnh, đó là việc đấu thầu giá vàng này sẽ tác động tích cực tới tỷ giá hối đoái. Bởi thời gian vàng tăng giá liên tục gây áp lực lớn đến tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VNĐ).
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2024
Đồng đô la tăng giá mạnh chưa phải mối nguy lớn với Việt Nam
Chuyên gia cho rằng, giá đồng USD tăng trong thời gian vừa rồi không đúng giá trị thực. Thực tế, thặng dư thương mại của Việt Nam trong năm 2023 đạt mức kỉ lục 28 tỷ USD. Thứ hai, vốn FDI giải ngân tăng cao so với các năm trước. Ngoài ra, ba tháng đầu năm, lượng ngoại tệ kiều hối đổ về Việt Nam rất nhiều. Xét các mặt đó, ông cho rằng ngoại tệ không thể tạo áp lực lớn lên VNĐ.
“Giá vàng thời gian qua tăng mạnh chủ yếu do yếu tố tâm lý của người dân trước tình hình căng thẳng tại Trung Đông. Bên cạnh đó, hơn chục năm qua, cơ quan quản lý tiền tệ độc quyền sản xuất vàng miếng và chỉ thuê Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) gia công khi có nhu cầu. Nguồn cung kim loại quý không tăng thêm suốt thời gian dài khiến giá bị đẩy lên cao khi cầu tăng, chênh lệch cao với thế giới", ông Đinh Trọng Thịnh lý giải nguyên nhân vì sao giá vàng tăng mạnh thời gian qua.

Giờ chưa phải lúc

Đấu thầu là lựa chọn “bình ổn” giá vàng miếng SJC trong bối cảnh hiện nay, nhưng theo chuyên gia tài chính kinh tế Đinh Trọng Thịnh đây chỉ là giải pháp ngắn hạn. Nhà nước cần quyết liệt hơn nữa với nhiều biện pháp khác kèm theo.
Vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2024
Việt Nam: 400 tấn vàng “nằm chết” trong dân, cần bỏ độc quyền vàng SJC
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước không nên xuất vàng ra khỏi kho. Thậm chí, nhiều chuyên gia đề xuất Việt Nam cần có sàn vàng và để giá vàng được “tự do” theo giá thị trường. Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm này, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh bày tỏ quan điểm rằng, chưa nên lập sàn vàng cũng như chưa nên bỏ độc quyền vàng trong bối cảnh hiện nay bởi nó không hiệu quả.

“Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn Nhà nước cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng. Do đó, việc NHNN bán vàng ra thể hiện rõ vai trò quản lý thị trường vàng của nhà nước. Việt Nam chưa đến lúc bỏ độc quyền vàng, bởi Việt Nam vẫn là đất nước đang phát triển, cần tiền để mua sắm thiết bị, vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và hoạt động xuất khẩu. Hơn nữa, phát triển thị trường vàng thông qua thành lập sàn vàng, tôi tính toán thấy chi phí bộ máy này không nhỏ. Mục tiêu là phục vụ ai lại không thỏa đáng. Trong khi Việt Nam không khuyến khích và nó có phù hợp với định hướng kinh tế của đất nước hay không thì cần phải xem xét. Do đó, việc Việt Nam cần làm trước mắt là quản lý chặt thị trường ngoại hối, đặc biệt thị trường vàng càng phải quản lý chặt. Rõ ràng, việc tiết kiệm và tránh mua bán tràn lan ngoại tệ là việc cần làm trước lúc này”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Trước câu hỏi thời điểm nào phù hợp để Việt Nam bỏ độc quyền vàng, chuyên gia cho rằng, khi Việt Nam có nguồn ngoại tệ dồi dào và nền kinh tế VIệt Nam vững, VNĐ có tính ổn định cao - đó là lúc nên nâng mức độ tự do của thị trường vàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала