Chuyên gia nhận xét về việc Iran phóng vệ tinh quân sự

MOSKVA (Sputnik) - Iran phóng vệ tinh quân sự đầu tiên lên vũ trụ là một sự kiện mang tính bước ngoặt, tuy nhiên khó có thể tăng cường đáng kể tiềm năng quân sự của nước này, Vladimir Sazhin - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nói với Sputnik.
Sputnik

Iran phóng vệ tinh quân sự đầu tiên

Vào sáng thứ Tư, quân đội Iran đã thành công phóng vệ tinh quân sự đầu tiên "Noor" ("Ánh sáng") lên quỹ đạo 425 km, bằng tên lửa đẩy "Kased" ("Sứ giả"), theo tin từ Iran.

Chuyên gia tin rằng Iran có thể tạo ra tàu ngầm nguyên tử trong vòng 10 - 15 năm
Theo ông Sazhin, sự kiện phóng vệ tinh quân sự đầu tiên, "dĩ nhiên, là một bước tiến lớn trong sự phát triển nghành công nghiệp tên lửa Iran". Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh, không đáng để phóng đại tầm quan trọng về mặt tăng cường tiềm năng quân sự của nước Cộng hòa Hồi giáo.

"Tôi không nghĩ vệ tinh này có thể tăng cường đáng kể tiềm năng quân sự của Iran, nhưng sự kiện này vẫn rất quan trọng. Lần đầu tiên, Iran tuyên bố sử dụng không gian cho mục đích quân sự», Sazhin bình luận. Đồng thời, nhà phương Đông học lưu ý ở Iran "các chiến dịch tuyên truyền liên quan đến thành tựu trong lĩnh vực công nghệ quân sự rất được coi trọng".
"Ở đây cũng không thể thiếu được điều này”, Chuyên gia nhấn mạnh.
Đại sứ Iran tại Nga: Hoa Kỳ là nguồn gốc của mọi vấn đề ở Trung Đông

Thất bại vào tháng hai

Hoạt động đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã diễn ra sau một nỗ lực không thành công khi phóng một vệ tinh khác vào đầu tháng 2, không theo đuổi các mục đích quân sự. Thậm chí trước đó, vào tháng 1 năm 2019, Iran đã không thể phóng một số vệ tinh lên quỹ đạo cùng một lúc. Sau đó, nỗ lực này bị một số nước phương Tây lên án, họ tin rằng các hành động của Iran, sử dụng các tên lửa đẩy cho các mục đích này, đã vi phạm nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Thảo luận