Tại sao Nhật Bản từ chối triển khai hệ thống phòng thủ mặt đất AEGIS Ashore?

Theo phiên bản chính thức, Nhật Bản từ chối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đặt trên đất liền Aegis Ashore với lý do người dân và các chính trị gia địa phương phản đối chi phí cao, nguy cơ sóng radar ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sputnik

Chính phủ Nhật Bản lựa chọn cách giải thích này và bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào để tìm kiếm mối liên hệ giữa quyết định này và nền chính trị, đặc biệt, mối quan hệ của nước Nhật với Trung Quốc và Nga.

Tuy nhiên, ít nhất là bên ngoài Nhật Bản, rất ít người tin vào cách giải thích như vậy, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin lưu ý trong bài bình luận cho Sputnik.

Nhật Bản từ chối triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ

Tất nhiên, các chính trị gia địa phương có tầm ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản, và chính phủ không thể bỏ qua lập trường của họ. Tuy nhiên, trước đây chính quyền nước này đã nhiều lần tìm cách thỏa hiệp với họ về các vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với an ninh quốc gia. Cuối cùng, ở đây chỉ cần tổ chức cuộc tiếp xúc đề thương lượng với nhau. Người dân và các nhà lãnh đạo địa phương có thể đồng ý với việc triển khai một căn cứ quân sự để đổi lấy những ưu đãi và nhượng bộ trong các lĩnh vực khác từ phía chính quyền trung ương.

Trong trường hợp với AEGIS Ashore, tình hình có những điểm tương đồng với kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Khi đó, để đáp lại quyết định của Seoul cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã gây áp lực chính trị và kinh tế rất lớn lên Hàn Quốc. Kết quả là Seoul chỉ hạn chế bởi việc duy trì các bệ phóng THAAD mà Mỹ đã triển khai trước đó, và cam kết với Trung Quốc không triển khai thêm THAAD.

Tại sao Nhật Bản từ chối triển khai hệ thống phòng thủ mặt đất AEGIS Ashore?

Ngoài ra, Hàn Quốc hứa rằng, họ sẽ không trở thành một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ và sẽ không tham gia vào liên minh ba bên với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cả tình huống khủng hoảng tại Hàn Quốc xung quanh THAAD, và những nỗ lực triển khai AEGIS Ashore tại Nhật Bản đều diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị với nguồn gốc nội tại đã bùng phát ở Hoa Kỳ ngay từ chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016.

Hoa Kỳ trong trạng thái bất ổn định chính trị đã không thể hỗ trợ Hàn Quốc khi nước phải chịu các lệnh trừng phạt của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2016 và hầu hết năm 2017. Hơn nữa, trong thời gian này chính quyền Trump đã thông qua quyết định xem xét lại hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Mỹ cho rằng kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản "bị dừng lại"

Hàn Quốc đã thông qua quyết định từ chối hệ thống AEGIS Ashore trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc và phức tạp. Trong vài tuần qua, Hoa Kỳ đã rơi vào tình trạng hỗn loạn và bất ổn. Các quốc gia tương đối lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước đây đã coi các lực lượng Mỹ là chìa khóa cho an ninh, hiện đang ganh đua lẫn nhau để phát triển những kế hoạch dự phòng để ứng phó với tình huống Hoa Kỳ tiếp tục suy yếu hoặc từ chối cam kết bảo đảm an ninh của đồng minh.

Rõ ràng, trong tình huống không lường trước như vậy, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của mình mất đi ý nghĩa của nó. Đồng thời, hệ thống AEGIS Ashore bị Nga và Trung Quốc chỉ trích gay gắt. Một trong những lý do gây ra phản ứng tiêu cực của hai quốc gia này là việc Matxcơva và Bắc Kinh lo ngại rằng, các hệ thống được triển khai tại Nhật Bản sẽ tự động truyền thông tin đến người Mỹ.

Tại sao Nhật Bản từ chối triển khai hệ thống phòng thủ mặt đất AEGIS Ashore?

Tất nhiên, đối với một số quốc gia châu Á, liên minh với Hoa Kỳ vẫn có tầm quan trọng lớn, nhưng, các đối tác của Mỹ đang bắt đầu hành động độc lập hơn.Trong điều kiện như vậy, hướng đi đầy triển vọng là chuyển đổi từ đồng minh của Hoa Kỳ sang chính sách đối ngoại đa vector độc lập, tương tự như những gì đã xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thảo luận