Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

The Economist chỉ ra thủ phạm chính gây ra khủng hoảng Ukraina

Moskva (Sputnik) - Trách nhiệm chính về sự leo thang khủng hoảng Ukraina thuộc về Mỹ và các nước NATO khác, nhà khoa học chính trị John Mearsheimer viết trong bài báo đăng trên The Economist.
Sputnik
Theo ông John Mearsheimer, cần tìm ra gốc rễ cuộc xung đột năm 2008, khi chính quyền George W. Bush thúc đẩy Liên minh cam kết với Ukraina và Gruzia sẽ chấp nhận họ vào hàng ngũ của mình, bất chấp sự phản đối của Moskva.
Ông Mearsheimer cho rằng chính những nỗ lực của Mỹ nhằm "lôi kéo" Kiev gia nhập EU và NATO đã kích động đảo chính và lật đổ Tổng thống hợp pháp Yanukovych.

"Ukraina trên thực tế đang trở thành thành viên NATO. Quá trình này bắt đầu trở lại vào tháng 12 năm 2017, khi chính quyền Trump quyết định bán "vũ khí phòng thủ" cho Kiev. Thật khó để biết đó có thể được coi là "vũ khi phòng thủ" hay không, tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc bán vũ khí này cho Ukraina trông có vẻ xúc phạm đối với Moskva và các đồng minh của họ ở Donbass. Các nước NATO khác cũng tham gia phong trào này và gửi vũ khí tới Ukraina, huấn luyện quân lính và cho phép Ukraina tham gia tập trận chung trên không và trên biển”, chuyên gia John Mearsheimer lí giải.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Gần 1000 lính đánh thuê đã được huấn luyện ở Ukraina vào thời điểm bắt đầu chiến dịch đặc biệt

Theo ý kiến phương Tây nguồn gốc vấn đề thực sự là gì

Các bước tiếp theo để củng cố Kiev dưới lá cờ Mỹ càng làm trầm trọng thêm tình hình. Cuộc "đối đầu ngoại giao với Washington" về an ninh của Nga và đảm bảo NATO không mở rộng sang phía Đông cũng thất bại, ông John Mearsheimer nói.
“Ngay sau khi cuộc khủng hoảng năm 2014 phát sinh, các chính trị gia Mỹ và châu Âu không muốn thừa nhận rằng chính họ là những người đã kích động cuộc khủng hoảng đó, do cố gắng hội nhập Ukraina vào phương Tây. Thay vào đó, từ miệng họ tuôn ra các tuyên bố rằng nguồn gốc thực sự của vấn đề là "chủ nghĩa xét lại" của Nga và mong muốn thống trị, chinh phục Ukraina” – ông Mearsheimer giải thích.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia nói về toan tính của phương Tây: Ơn Chúa vì Nga đã trải qua năm 1991
Trong tình huống khi Nga không còn lựa chọn nào khác, điện Kremlin bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, thì phương Tây cũng không hề làm gì bất cứ điều gì để hạ nhiệt xung đột. Phương Tây không nhận ra mức độ nghiêm trọng của hậu quả lệnh trừng phạt kinh tế và sự rạn nứt quan hệ với Moskva, tác giả bài viết bình luận.

"Các nước phương Tây đang tăng cường viện trợ cho Ukraina, đồng thời áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế ồ ạt chống Nga. Đây chính là những bước đi mà tổng thống Putin coi là “lời tuyên chiến”, nhà khoa học chính trị kết luận.

Thảo luận