Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Hoa Kỳ hành động tại Ukraina theo kịch bản Việt Nam

Căn cứ tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraina khoản hỗ trợ quân sự trị giá 375 triệu USD, bao gồm đạn dược cho HIMARS, đạn pháo, hệ thống tên lửa chống tăng Javelin và AT-4. hệ thống cầu, xe bọc thép y tế.
Sputnik
Mỹ và đồng minh có kế hoạch cung cấp cho Ukraina máy bay chiến đấu F-16 và sẽ đào tạo phi công Ukraina. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Hoa Kỳ đã phân bổ tổng cộng 37,3 tỷ đô la để hỗ trợ quân sự cho Kiev, tất cả điều này rất giống với những gì đã xảy ra cách đây nhiều thập kỷ với Việt Nam Cộng hòa. Các tài liệu lưu trữ của Liên Xô và Việt Nam được giải mật gần đây cho thấy những điểm tương đồng giữa các sự kiện ở Việt Nam và Ukraina. Đây là nội dung bài báo đăng trên Nezavisimaya Gazeta của người đứng đầu bộ phận khoa học và phân tích của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, Thiếu tướng Nikolai Plotnikov và chuyên gia hàng đầu của bộ phận Alexander Butko.

Vi phạm thỏa thuận và bơm vũ khí

Trước hết, cả hai cuộc xung đột đều bắt nguồn từ việc vi phạm các hiệp định (Geneva và Minsk) và việc bơm vũ khí và tiền của Mỹ cho một trong các bên (chính quyền Sài Gòn và Kiev).
Hiệp định Genève năm 1954 cấm đưa quân đội nước ngoài và nhân viên quân sự vào Việt Nam, cấm cung cấp vũ khí và thành lập căn cứ quân sự. Hoa Kỳ tránh ký Tuyên bố cuối cùng, và khi chính quyền Sài Gòn từ chối đàm phán về tổng tuyển cử theo quy định của hiệp định, Washington bắt đầu hỗ trợ họ về mặt quân sự.
Theo tài liệu lưu trữ, từ năm 1954 đến năm 1964, viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam Việt Nam lên tới 3,5 tỷ USD. Phần lớn số tiền này chi vào việc cung cấp vũ khí, đạn dược, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, duy trì quân đội và cảnh sát địa phương. Dưới sự chỉ đạo của các cố vấn quân sự Mỹ, một lực lượng vũ trang chính quy đã được thành lập ở miền Nam Việt Nam, bao gồm lục quân, không quân và hải quân, được trang bị vũ khí của Mỹ và được huấn luyện theo tiêu chuẩn của Mỹ. Trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng 8 năm 1964, trở thành động lực cho cuộc xâm lược quy mô lớn của Mỹ, tại Việt Nam đã có 16.000 quân nhân Mỹ.
Hiệp định Paris 1973: Thắng lợi của chiến lược “vừa đánh, vừa đàm”
Mọi chuyện được lặp lại gần như y nguyên ở Ukraina, chỉ với một chút ít khác biệt. Hoa Kỳ và các đồng minh NATO khuyến khích Kiev không tuân thủ các thỏa thuận Minsk, đồng thời họ tăng cường cấp vũ khí cho Lực lượng Vũ trang Ukraina và chuẩn bị cho họ giải quyết số phận của Donbass theo kịch bản Chiến dịch Bão tố, khi quân đội Croatia tiêu diệt Krajina của Serbia. Điều này đã được công nhận bởi hai người vốn đảm nhận vai trò bảo lãnh cho thỏa thuận Minsk - Angela Merkel, và Francois Hollande, vào thời điểm bấy giờ đảm nhận chức vụ Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp.
Cũng giống như cách hành xử với chế độ ở Sài Gòn trước đây, Washington đã cung cấp cho Kiev "sự hỗ trợ an ninh" khổng lồ. Thậm chí nếu tin vào dữ liệu chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, từ năm 2014 đến tháng 2 năm 2022, viện trợ của Mỹ lên tới 2,7 tỷ đô la. Bắt đầu bằng việc cung cấp "hỗ trợ phi sát thương" (máy bay không người lái, trạm radar, thiết bị nhìn đêm, thiết bị chụp ảnh nhiệt…), vào năm 2018, người Mỹ bắt đầu bơm vũ khí cho chế độ Kiev (hệ thống tên lửa chống tăng, súng phóng lựu, vũ khí nhỏ đặc biệt, v.v.).
Cũng giống như ở Việt Nam, kể từ năm 2014, số lượng quân nhân phương Tây đến Ukraina ngày càng đông. Vào tháng 12 năm 2021, đã có 10.000 huấn luyện viên quân sự nước ngoài ở đó, trong đó có 4.000 người từ Hoa Kỳ.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
"Giống như ở Việt Nam". Tại Mỹ kể cuộc xung đột Ukraina sẽ kết thúc ra sao

Napalm, chất độc màu da cam và chiến tranh sinh học

Cả ở Việt Nam và Ukraina, người Mỹ tỏ ra hoàn toàn thờ ơ với số phận của các dân tộc khác. Trong những năm chiến tranh, Hoa Kỳ đã thả hơn 7,7 triệu tấn bom xuống Bán đảo Đông Dương, gấp 3 lần số bom mà họ đã ném trong Thế chiến II. Hàng không Mỹ đã sử dụng 400 nghìn tấn bom napalm tại Việt Nam và rải 70 triệu lít chất khai quang, diệt cỏ trên lãnh thổ nước này, trong đó có hơn 40 triệu lít chất độc da cam gây ung thư và đột biến gen. Ngoài ra, quân đội Hoa Kỳ đã tích cực sử dụng các loại khí như CS, CN, DM và các loại khác, ở nồng độ nhỏ có tác dụng kích thích, trong khi với nồng độ lớn thường dẫn đến tử vong.
Ở Ukraina, người Mỹ không sử dụng chiến tranh hóa học mà tiến hành nghiên cứu sinh học "hòa bình", cho tới thời điểm hiện tại họ vẫn đang làm việc với các vật liệu sinh học nguy hiểm. Đại diện của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, John Kirby, đã xác nhận về hoạt động của những nghiên cứu sinh học này.

Trưởng đoàn Việt Nam tại cuộc đàm phán ở Paris năm 1973, Xuân Thủy, đề cập tới những tên tay sai của Hoa Kỳ ở miền Nam, đã nói: "Chúng chỉ là một lũ phản quốc bán nước đàn áp nhân dân, chỉ là công cụ của đế quốc Mỹ... Những hành động man rợ của chúng đang từng ngày hủy hoại cuộc sống của nhân dân và đất nước, phá hoại nền văn hiến ngàn đời của dân tộc. Không có một người yêu nước nào mà không căm ghét chúng".

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia Nga: Kịch bản Việt Nam là phương án phù hợp nhất để chấm dứt chiến tranh ở Ukraina

Dọn dường để biện minh cho thất bại

Nhiều công dân Ukraina cũng nghĩ như vậy về chế độ Zelensky, nhưng vì sợ bị đàn áp nên rất ít người dám công khai tuyên bố điều này. Cuộc đàn áp Chính thống giáo và các tín đồ Chính thống giáo có thể đã làm gia tăng số lượng của họ.
Đây là lúc để nhắc lại một lần nữa về cái gọi là vụ rò rỉ giật gân thông tin tình báo Mỹ. Như nhiều đối tác nước ngoài của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá, những thông tin rò rỉ này về bản chất là sự pha trộn giữa tài liệu thật và tài liệu được cố tình tạo ra một cách bịa đặt. Vẫn chưa biết đâu là những thông tin đáng tin cậy. Rõ ràng, mục tiêu mà Washington theo đuổi là tiến hành một chiến dịch chiến lược nhằm đánh lạc hướng không chỉ Nga mà còn cả cộng đồng thế giới. Rõ ràng, chính quyền Joe Biden đang bắt đầu dọn đường để tìm cách biện minh trong trường hợp có thể xảy ra thất bại ở Ukraina trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, các chuyên gia Nga nhận định.
Thảo luận