Các nhà khoa học Trung Quốc liệt kê các loại trái cây có nhiều chất phóng xạ nhất

© Flickr / PROJean-Pierre DalbéraBán hoa qủa trên đường Hà Nội
Bán hoa qủa trên đường Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2021
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Chuối gây ra mối nguy hiểm nhất định do nguyên tố phóng xạ trong thành phần, theo Zhang Xiaotian và Liao Jie - các nhà khoa học từ Đại học Hàng không, Du hành vũ trụ Bắc Kinh viết trong một tài liệu trên WeChat.

Ăn chuối có hại cho sức khỏe không?

Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, ngoài lượng kali vô hại thông thường, những loại trái cây này còn chứa đồng vị kali-40, một nguồn bức xạ ion hóa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Tuy nhiên, liều lượng trong chuối được coi là nhỏ.

"Liều lượng bức xạ nhận được từ việc ăn một quả chuối là khoảng 0,0778 microsievert. Đây là mức không đáng kể. Để so sánh, phóng xạ trong một lần chụp cắt lớp vi tính ngực tương đương với 70 nghìn quả chuối", - bài báo lưu ý.

Các nhà khoa học định kỳ sử dụng khái niệm "phóng xạ trong quả chuối" để đo độ phóng xạ một nguồn phát. Ví dụ, tác động tối đa cho phép của nhà máy điện hạt nhân tương đương với việc tiêu thụ 2500 quả chuối mỗi năm, và liều lượng gây chết người sẽ là khoảng 35 triệu quả.
Tổng kết, các chuyên gia nhắc lại phóng xạ bao quanh con người có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong quá trình chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, cũng như khi hút thuốc: polonium-210 và chì-210 chứa trong thuốc lá nguy hiểm hơn chuối rất nhiều.
Chuối - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2021
Nhà di truyền học đánh giá về nguy cơ tuyệt chủng của cây chuối

Chuối Việt Nam

Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, nơi chuối mọc tự nhiên. Hiện nay, có nhiều cơ sở trồng chuối ở miền Trung và miền Nam đất nước. Quả được thu hái quanh năm khi chín.
Vùng trồng chuối thương phẩm chủ yếu ở các tỉnh: Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Vĩnh Phúc. Như đã thấy, đây chủ yếu là các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала