Việt Nam, Iraq và hiện tại: bệnh nan y của Hoa Kỳ là gì?

© AP Photo / Jon ElswickCờ Mỹ trên nền của Điện Capitol ở Washington, Mỹ
Cờ Mỹ trên nền của Điện Capitol ở Washington, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ đang phải đối mặt với chứng "mất trí nhớ lịch sử" không thể chữa khỏi do một "gen ngu ngốc" trong ADN chiến lược và chính trị của đất nước, nhà khoa học chính trị Harlan Ullman viết trong một bài báo cho The Hill.
"Cũng chết người như đại dịch, trường hợp 'mất trí nhớ lịch sử' của người Mỹ có thể là một căn bệnh nghiêm trọng hơn nhiều. Theo tiến trình lịch sử của chúng ta, căn bệnh này có thể không chữa được. Rất dễ lây lan và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Mỹ", tác giả viết.
Như Ulman nhắc lại, cách đây 58 năm Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ đưa Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Việt Nam. Lý do chính thức là khi đang tuần tra trên vùng biển quốc tế Vịnh Bắc Bộ, tàu khu trục Mỹ đã bị một số tàu phóng lôi Bắc Việt tấn công, trong khi tàu không bị thương, không có thương vong trong số các thành viên thủy thủ đoàn.

"Quốc hội đã phản ứng với tốc độ phi thường, phản ánh bầu không khí căng thẳng của Chiến tranh Lạnh đang diễn ra sau đó và thất bại gần đây của chúng ta trong Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba hai năm trước đó", - nhà khoa học chính trị viết.

Đồng thời, sĩ quan chỉ huy chiến thuật trên tàu khu trục biết rằng các cuộc tấn công của Bắc Việt là "đáng ngờ".
Quân đội Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2022
Chính trị gia Pháp nhắc Hoa Kỳ về cuộc xâm lược Iraq đầy tai tiếng
“Nhưng đây không phải là lần cuối cùng các tổng thống Mỹ thực hành nguyên tắc sai lầm "bắn, chuẩn bị sẵn sàng, rồi mới tìm mục tiêu". George W. Bush đã tuân theo nguyên tắc đảo ngược ”tương tự vào 39 năm sau khi ông“ giải phóng” toàn bộ sức mạnh quân đội Mỹ để vô hiệu hóa Saddam Hussein và những “vũ khí hủy diệt hàng loạt” mà ông ta không có”, Ullman nhấn mạnh.
Ông tin rằng các mô hình ngày nay ở Mỹ vẫn lặp lại những gì từ Chiến tranh Lạnh. Đối với luận điểm "dân chủ chống lại chuyên quyền", khá khó để thực hiện "nếu không có một số lượng lớn đạo đức giả": hầu hết các bạn bè của Washington ở Vịnh Ba Tư đều mang danh hiệu "vua" hoặc "thái tử", và hai nước NATO: vốn rất xa với khái niệm “dân chủ tự do”.
Đồng thời, trong mọi trường hợp, "câu hỏi cơ bản" vẫn là: "chứng mất trí nhớ lịch sử của nước Mỹ có thể chữa được không?" - tác giả ghi chú. Theo ông, một lời giải thích cho tình trạng mất trí nhớ bẩm sinh này là "gen ngu ngốc" trong ADN chiến lược và chính trị của nước Mỹ. Bất chấp những thay đổi trong điều kiện chính sách đối ngoại, giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ, bất kể ai đang nắm quyền, vẫn tiếp tục mắc phải những sai lầm tương tự, quên lãng lịch sử.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала