Việt Nam vs Trung Quốc: “Cờ đến tay ai người đó phất”

© Ảnh : TTXVN - Vũ Hữu SinhMột góc Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở rộng ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Một góc Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở rộng ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Đăng ký
Nền kinh tế bật dậy mạnh mẽ và các chính sách ứng phó linh hoạt chủ động của Việt Nam tăng thêm niềm tin nơi các nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước Đông Nam Á này.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu thế giới Moody’s vừa đưa ra đánh giá khá bất ngờ về Việt Nam. Theo các nhà phân tích của Moody’s Analytics, Việt Namlà một điểm sáng trong bối cảnh rủi ro lạm phát và biến động bao trùm khu vực.
“Cờ đến tay ai người đó phất”, khi Trung Quốc còn đang lưỡng lự với tham vọng vừa thiết lập chính sách mở cửa đất nước an toàn vừa để không bị “vỡ trận Covid-19” thì Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế nhắm đến như một điểm đến hấp dẫn và đầy triển vọng.

Việt Nam là điểm sáng trên nền khu vực ảm đạm

Theo công bố của Moody’s Analytics, công ty cung cấp phần mềm và nghiên cứu để phân tích kinh tế và quản ly rủi ro, mặc cho những thay đổi trong tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào tháng 7 năm nay, Moody’s Analytics vẫnđánh giá tích cực về triển vọng của đất nước Đông Nam Á này.
Moody’s Analytics coi Việt Nam là điểm sáng trên nền bức tranh ảm đạm của các nền kinh tế trong khu vực với nỗi lo lạm phát bao trùm.
“Việt Nam thụ hưởng dòng vốn đầu tư được chuyển dịch từ những bất ổn chính sách ở Trung Quốc”, - Moody’s Analytics khẳng định lợi thế và cơ hội của Việt Nam.
Với sức bật mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam hồi phục thần kỳ sau đại dịch. Việt Nam cũng là nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APAC) duy nhất trải qua sự điều chỉnh tăng đáng kể so với dự báo tăng trưởng GDP của Moody's Analytics.
WB dự báo nền Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,5% - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
WB: Kinh tế Việt Nam tăng tốc, sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 7,5% năm 2022
Giới nghiên cứu dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 8,5%. Điều này đi ngược so với xu thế suy thoái kinh tế toàn cầu.
“Việc mở cửa thận trọng nền kinh tế Việt Nam trong năm đã biến thành cuộc lội ngược dòng với sự cải thiện nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp và thương mại xuất khẩu, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào quốc gia này”, - báo cáo hôm thứ Hai ngày 15 tháng 8 ghi nhận.

Trung Quốc lưỡng lự, Việt Nam được lợi

Đáng chú ý, Moody’s cũng so sánh chính sách mở cửa của Việt Nam và Trung Quốc.
“Sự bất định trong quy hoạch chính sách (mở cửa nền kinh tế - PV) ở Trung Quốc đang hướng đầu tư vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác”, - báo cáo của Moody’s nhận định.
Trong khi các nhà kinh tế nhấn mạnh sự giảm tốc xuất khẩu từ cả 3 nền kinh tế liên quan đến xuất khẩu - Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam - dựa trên dữ liệu thông kê tháng 7, giới chuyên gia cho rằng, nhu cầu có thể ổn định trở lại bắt đầu từ chính Hoa Kỳ do thị trường lao động nước này đang “khá mạnh”. Tất nhiên, Mỹ là bạn hàng lớn của nhiều nước, do đó, việc kinh tế Hoa Kỳ suy thoái hay “hạ cánh mềm” sẽ không có lợi cho đối tác của mình, kể cả Việt Nam.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc

“Tuy nhiên, sự suy yếu từ kinh tế Trung Quốc và khả năng suy thoái ở Anh và châu Âu vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau tạo ra rủi ro cho xuất khẩu từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, - Moody’s cảnh báo.

Các chuyên gia của Moody’s Analytics cũng dự báo, ​​các mô hình thương mại suy yếu và lạm phát kéo dài dai dẳng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực trong nửa cuối năm 2022, mặc dù mô hình kinh tế chung là phục hồi và mở rộng sẽ được duy trì trong suốt cả năm.

Giảm kỳ vọng với Trung Quốc

Cũng theo giới phân tích kinh tế của Moody’s, triển vọng đối với Trung Quốc và Hồng Kông đã giảm đi đáng kể.
Tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc cho năm 2022 được dự báo ​​chỉ đạt 3,4%, giảm so với mức dự báo hồi tháng 7 là 4,3% do thiếu hụt tác động đáng kể từ thị trường nhà ở hoặc kích thích chi tiêu của người tiêu dùng, và sự sụt giảm GDP hàng quý trong Quý 2/2022.
Bên cạnh đó, GDP của đặc khu Hồng Kông cho năm 2022 dự kiến ​​sẽ đạt mức âm sau khi GDP hàng quý giảm trong quý 1 và quý 4 năm 2021, tiếp theo là mức giảm sâu hơn 2% hàng quý trong quý 1 năm 2022 do các hạn chế đi lại quốc tế và đóng cửa biên giới của Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ công bố khởi động thảo luận Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2022
IPEF có giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?

“Việc tiếp tục các hạn chế địa phương liên quan đến Covid-19 cho đến giữa tháng 8 đã làm tăng thêm sự bất ổn này, mặc dù các hạn chế hiện tại là có giới hạn và nằm trong nội địa, cách xa các trung tâm sản xuất và vận chuyển lớn”, - các nhà kinh tế của Hồng Kông cho biết.

Nỗi lo lạm phát bao trùm

Tại Ấn Độ, Moody’s Analytics đã quan sát thấy “một số dấu hiệu lạc quan” trong thời gian còn lại của năm nay và đến năm 2023 khi xuất khẩu ổn định và sản xuất công nghiệp được cải thiện.
Nhu cầu đi lại và du lịch tiếp tục phục hồi dự kiến ​​sẽ thúc đẩy các ngành dịch vụ và bán lẻ của khu vực, mặc dù tăng trưởng vào năm 2023 dự kiến ​​sẽ giảm tốc do nền kinh tế hấp thụ lãi suất cao hơn.
“Bất ổn lớn nhất trong khu vực là lạm phát. Trong khi giá dầu toàn cầu nói riêng và giá hàng hóa nói chung đã bắt đầu giảm trong tháng qua, xu hướng này vẫn chưa được phản ánh trong báo cáo lạm phát giá tiêu dùng trên toàn khu vực”, - giới quan sát nhận định.
Theo các chuyên gia Moody’s Analytics, khu vực Nam và Đông Nam Á phải đối mặt với rủi ro lớn nhất từ ​​việc lạm phát bất ngờ. Điều này có thể làm chậm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả nhà ở tại địa phương.
Trong khi đó, báo cáo của Moody’s Analytics cũng lưu ý, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có nguy cơ bị gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều hơn từ Trung Quốc đối với hàng điện tử và linh kiện. Giá hàng hóa giảm nhanh hơn dự kiến ​​sẽ làm suy yếu nền kinh tế của Australia, Indonesia và Malaysia (trong khi đó Việt Nam vẫn giữ được triển vọng tích cực).
Cô gái trong mặt nạ y tế với một lá cờ quốc gia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2022
Nền kinh tế Trung Quốc vượt qua đại dịch tốt hơn dự kiến
Như Sputnik đề cập, không chỉ Moody’s đánh giá tích cực về Việt Nam, trong báo cáo mới công bố của World Bank, Ngân hàng Thế giới cũng tin tưởng rằng, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2022.
Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong sáu tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ.
Theo WB, tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay.
Bên cạnh đó, chỉ số phục hồi COVID-19 do Nikkei công bố tháng 7/2022 đánh giá Việt Nam xếp thứ 2/121 quốc gia, tăng 88 bậc so với tháng 1/2022 cho thấy mức độ hồi phục các hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam sau khi Chính phủ chuyển trạng thái chống dịch từ “Không có COVID” sang “phòng chống dịch bệnh linh hoạt, thích ứng và hiệu quả”.
Đồng thời, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P, Moody’s và Fitch Ratings đều nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức “tích cực” nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định môi trường vĩ mô và kiểm soát giá cả, lạm phát.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала