Công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản JERA mua hơn 35% cổ phần Điện Gia Lai

© Ảnh : JERA Co., Inc.JERA logo công ty năng lượng Nhật Bản
JERA logo công ty năng lượng Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Đăng ký
Công ty Năng lượng JERA Inc. Nhật Bản đã đạt thỏa thuận mua hơn 35% cổ phần của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC, mã chứng khoán sàn HoSE GEG) của Việt Nam từ các cổ đông hiện hữu nhằm mục đích khai thác nhu cầu điện đang gia tăng ở quốc gia Đông Nam Á này và thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm khí thải carbon.
JERA đánh giá cao tiềm năng phát triển điện khí hóa lỏng LNG và năng lượng tái tạo của Việt Nam, đồng thời kỳ vọng sẽ hỗ trợ Điện Gia Lai mở rộng danh mục năng lượng tái tạo tiềm năng đến 2025.

JERA chi 112 triệu USD mua hơn 35% cổ phần Điện Gia Lai

Theo hãng tin Bloomberg, Tập đoàn TTC của Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2025 với khoản đầu tư lớn vào năng lượng gió và hợp tác với nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản JERA Inc.
“JERA đã mua lại 35,09% cổ phần tại doanh nghiệp niêm yết của Tập đoàn TTC là Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (mã HoSE GEG)”, theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC, vốn nổi tiếng trong các lĩnh vực kinh doanh từ năng lượng đến du lịch tai Việt Nam.
Đồng thời, với thỏa thuận này, JERA trở thành cổ đông ngoại lớn nhất tại đây, sau khi mua lại cổ phần từ International Finance Corp và Armstrong Asset Management với mức giá chưa được công bố.
Lễ Ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Jera Nhật Bản (JERA Asia) và JERA Asia chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của CTCP Điện Gia Lai đã diễn ra ngày 16/8.
Nhà máy chế biến khí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
JERA và Exxon Mobil muốn đầu tư dự án điện khí LNG 4,5GW ở Việt Nam
Ông lớn điện lực hàng đầu Nhật Bản sẽ hỗ trợ cung cấp công nghệ và chuyên môn cho GEG trong bối cảnh Điện Gia Lai sẽ đầu tư 1 tỷ USD để thúc đẩy năng lực sản xuất năng lượng tái tạo lên hơn 2.000 MW. Điện gió sẽ chiếm khoảng 2/3 số này cho tới năm 2025, tăng khoảng 25% so với hiện tại.
JERA cho biết Việt Nam đang đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm tăng cường sản xuất điện sạch hơn và nhu cầu điện tăng cao, đưa quốc gia này trở thành “quốc gia ưu tiên” cho các khoản đầu tư trong khu vực.
Tập đoàn TTC hiện đang mở rộng danh mục các dự án điện gió của mình và đặt mục tiêu phát triển các nhà máy điện bằng các loại phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, thân cây ngô, rác thải rắn… nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Đặng Văn Thành cho biết, tập đoàn TTC quan tâm và muốn thảo luận thêm với JERA về tiềm năng của các dự án khí đốt hóa lỏng – ngành công nghiệp mà Nhật Bản có thể mạnh.
Tại Hội nghị nhà đầu tư mới đây, TTC cho biết, trong lĩnh vực năng lượng, Công ty GEC là đơn vị đóng điện thương mại 2 nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở Việt Nam là Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Krông Pa (Gia Lai).
Đến nay, GEC đã sở hữu 21 nhà máy thủy điện, điện mặt trời và điện gió với tổng công suất gần 600 MWp và tổng mức đầu tư điện mặt trời và điện gió trên 11.100 tỷ đồng.

JERA là lựa chọn phù hợp

Theo thỏa thuận đạt được, JERA Asia sẽ nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ IFC - Công ty Tài chính Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Đầu tư Năng lượng Tái tạo Armstrong Asset Management để sở hữu 35,1% cổ phần tại Điện Gia Lai.
Nikkei Asia thông tin cho hay, công ty liên doanh giữa hai “ông lớn” trong lĩnh vực năng lượng ở Nhật Bản là Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) và Công ty Điện lực Chubu (Chuden), sẽ chi 15 tỷ yen (khoảng 112 triệu USD) để thực hiện thương vụ với doanh nghiệp Việt Nam.
Thương vụ này diễn ra trong bối cảnh JERA đặt mục tiêu tăng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh lên 5.000 MW vào năm 2025. Việc mua cổ phần của GEC sẽ giúp bổ sung thêm 190 MW điện tái sinh cho JERA, giúp nâng tổng công suất phát điện tái sinh của công ty này lên 1.900 MW.
Cùng với đó, JERA sẽ cân nhắc hợp tác với GEC để phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió ngoài khơi.
Sau hợp tác thành công giữa IFC và TTC Group qua việc IFC tham gia cổ phần trực tiếp vào GEC, sát cánh cùng GEC và GEC đã đón đầu việc phát triển Năng lượng tái tạo hiện đang là xu hướng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến mục tiêu net zero vào 2050 đã cam kết tại COP 26.
© Ảnh : TinnhanhchungkhoanLễ ký thỏa thuận mua cổ phần JERA Asia của Tổ chức Tài chính Quốc tế
Lễ ký thỏa thuận mua cổ phần JERA Asia của Tổ chức Tài chính Quốc tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Lễ ký thỏa thuận mua cổ phần JERA Asia của Tổ chức Tài chính Quốc tế
Điện Gia Lai cũng đã đạt được các thành tích đáng khích lệ với danh mục năng lượng tái tạo phong phú, đa dạng loại hình, từ thủy điện đến điện mặt trời, áp mái và điện gió và trở thành công ty năng lượng tái tạo duy nhất thuộc rổ VNSI 20 bao gồm 20 công ty phát triển bền vững tiêu biểu tại thị trường Việt Nam.
Tính đến nay, kết thúc chu kỳ đầu tư, IFC trên tinh thần trách nhiệm và chuyên nghiệp nhất, đã tìm kiếm nhà đầu tư kế nhận chuyển nhượng cổ phần GEC là JERA Asia, một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu tại Nhật Bản. Ông lớn này hiện đang sở hữu tổng công suất phát điện lên đến gần 80 GW tại Nhật Bản và 16 quốc gia thuộc 4 châu lục. Tại Nhật Bản, JERA đang vận hành 26 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 66 GW, cung cấp 255 TWh sản lượng điện, tương ứng 33% thị phần sản lượng điện cho thị trường Nhật Bản. Đối với 10 quốc gia còn lại, tổng công suất phát điện là gần 11 GW, trong đó 1,7 GW là năng lượng tái tạo.
Cần lưu ý, với vị thế là một trong những tập đoàn cung cấp khí LNG lớn nhất tại Nhật Bản, JERA có tần suất giao dịch 37 triệu tấn LNG từ 13 quốc gia thông qua 19 đội tàu chuyên chở chuyên dụng để cung cấp cho thị trường trong nước và các nhà máy nhiệt điện đang sở hữu. Ngoài ra JERA còn sở hữu hơn 11 kho lưu trữ chuyên dụng khắp cả nước để tối ưu quá trình vận chuyển và đảm bảo nguồn cung khí LNG luôn được duy trì xuyên suốt.
Đặc biệt, trong chiến lược mở rộng đầu tư vào năng lượng sạch góp phần giảm thiểu khí CO2 hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam, JERA đã chọn TTC/GEC trở thành đối tác chiến lược để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Việt Nam có nhiều tiềm năng về LNG và điện sạch

Với kinh nghiệm và nền tảng công nghệ hiện đại, JERA được xem là chuyên gia trong việc cung cấp dịch vụ O&M cho các nhà máy điện có công suất lũy kế 80 GW với chi phí thấp hơn 20% so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, với thế mạnh trong công nghệ Amoniac và Hydrogen mà JERA đang sở hữu để giảm phát thải CO2 kỳ vọng sẽ hỗ trợ GEC trong chiến lược phát triển các công nghệ đang là xu hướng trên thế giới được từng bước hiện thực hóa tại thị trường Việt Nam.
Năm ngoái, nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả đã mang về cho JERA 33 tỷ USD doanh thu và 2 tỷ USD lợi nhuận. Tổng tài sản lên đến 79 tỷ USD tính đến cuối quý I/2022. Tại thị trường Việt Nam, sau khi thành công trong việc đầu tư vào Dự án Nhiệt điện khí Phú Mỹ tại Vũng Tàu, JERA định hướng phát triển các dự án LNG.
Exxonmobil - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2020
Công ty JERA của Nhật Bản có kế hoạch cùng với ExxonMobil sản xuất điện từ LNG tại Việt Nam
“Việt Nam là quốc gia có tiềm năng để phát triển LNG và năng lượng tái tạo để từ đó góp phần vào giảm thải CO2 và cung cấp năng lượng ổn định hỗ trợ tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước”, - JERA đánh giá.
Thỏa thuận đạt được sau gần một năm tích cực trao đổi, xúc tiến các thủ tục liên quan, đến nay việc hợp tác đã đạt được và hoàn tất những cam kết song phương mở ra chương mới cho sự phát triển của Điện Gia Lai, Việt Nam.
Kinh nghiệm cùng nền tảng công nghệ hiện đại của JERA Nhật Bản hứa hẹn sẽ hỗ trợ GEC trong chiến lược mở rộng danh mục năng lượng tái tạo tiềm năng đến năm 2025.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала