Hun Sen: Chiến tranh với Việt Nam, Thái Lan sẽ nổ ra nếu CPP không còn lãnh đạo Campuchia

© AFP 2023 / Tang Chhin SothyThủ tướng Campuchia Hun Sen khai mạc cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Thủ tướng Campuchia Hun Sen khai mạc cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2022
Đăng ký
Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã bất ngờ nêu giả thiết tồi tệ về nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa Campuchia với các nước láng giềng như Việt Nam hay Thái Lan khi CPP không còn lãnh đạo đất nước.
Theo ông Hun Sen, nếu Đảng cầm quyền - Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) không còn lãnh đạo đất nước, Campuchia sẽ chìm sâu vào xung đột và chiến tranh với Việt Nam hay Thái Lan là có thể xảy ra nếu các đảng phái khác lên nắm quyền cai trị, khiến đất nước rơi vào thời kỳ tồi tệ. Ông Hun Sen cảnh báo người dân Campuchia cần tránh viễn cảnh ấy.

Hun Sen: Campuchia sẽ nổ ra chiến tranh nếu Đảng CPP không cầm quyền

Tờ Khmer Times ngày 24 tháng 8 đăng tải bài viết rất đáng chú ý chứa đựng nhiều phát biểu thâm sâu của người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia - Thủ tướng Samdec Techo Hun Sen.
Những phát biểu đặc biệt hiếm hoi với nhiều vấn đề lịch sử quan hệ quốc tế, cuộc cách mạng bảo vệ và xây dựng đất nước được Thủ tướng Hun Sen gửi tới người dân Campuchia thông qua bài diễn văn tại Lễ tốt nghiệp của các sinh viên Đại học Á - Âu ở thủ đô Phnom Penh ngày 23/8.
Đáng lưu ý nhất, ông Hun Sen tuyên bố rằng nếu Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) không còn lãnh đạo đất nước Campuchia, chiến tranh sẽ nổ ra do những chính sách sai lầm và gây hấn của các đảng phái khác nhằm thực hiện tịch thu tài sản của người giàu để chia cho người nghèo.

“Chiến tranh nổ ra ở Campuchia là không thể tránh khỏi. Tôi dám khẳng định nếu Đảng cầm quyền CPP không còn lãnh đạo đất nước, chiến tranh sẽ xảy ra”, - Hun Sen quả quyết.

Ông Hun Sen cho biết các đảng chính trị, mà ông không nêu tên cụ thể, cũng sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến với các nước láng giềng để "thu hồi phần đất đã mất" cùng nhiều chính sách đối ngoại khác.

Hun Sen nói về “chiến tranh với Việt Nam và Thái Lan”

Có hai yếu tố chính dẫn đến nguy cơ chiến tranh, theo Thủ tướng Hun Sen, đó là các đảng phái khác sẵn sàng tịch thu của cải của người giàu để chia cho người nghèo và những thế lực chính trị này luôn sẵn sàng đòi lại đất đai đã mất.

“Vì thế mà chiến tranh với Việt Nam và Thái Lan có thể sẽ xảy ra”, - ông Hun Sen phát biểu thận trọng, nhắc nhở người dân về vai trò dẫn dắt của Đảng Nhân dân CPP của ông nhằm tránh những hệ luỵ xung đột, chiến tranh, mâu thuẫn không đáng có dù ở trong nước hay với các quốc gia láng giềng.

Đảng Nhân dân Campuchia CPP đã trở thành chính đảng lãnh đạo đất nước này từ năm 1979 do ông Hun Sen làm Thủ tướng. Tiền thân của CPP là Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer, có nguồn gốc từ phong trào kháng chiến yêu nước của nhân dân Campuchia, chống lại thực dân vì độc lập dân tộc.
Trong các tuyên bố chính thức, Thủ tướng Hun Sen luôn khẳng định, CPP là chính đảng của dân, do dân và vì dân, Đảng luôn kiên định mục tiêu và lý tưởng của mình, đứng về phía nhân dân, đồng cam cộng khổ trong mọi hoàn cảnh, vượt qua mọi trở ngại, sẵn sàng hy sinh vì một nước Campuchia độc lập, hòa bình, tự do, dân chủ, trung lập và tiến bộ xã hội.
Theo đó, Đảng CPP đã lãnh đạo nhân dân anh dũng chiến đấu, chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh dân tộc, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất của đất nước Campuchia và mở ra một trang sử mới, xây dựng lại đất nước trên con đường hòa bình, hòa hợp dân tộc, dân chủ và phát triển với sự giúp đỡ vô tư trong sáng của Việt Nam.
Phát biểu hôm 23 tháng 8, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh, các nhóm đối lập đã lên tiếng phản đối Chính phủ của ông do Đảng CPP lãnh đạo với luận điệu là tăng cường tịch thu tài sản của người giàu để chia cho người nghèo.

“Những tuyên bố kiểu như giúp người dân trả nợ ngân hàng và chủ trương dùng chiến tranh vũ lực để lấy lại đất đai cũng như các chính sách khác tuyên truyền kích động người dân, thù ghét chính phủ sẽ dẫn đến chiến tranh”, - Thủ tướng Hun Sen lưu ý.

Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Việt Nam theo dõi sát sự mở rộng hiện diện của Trung Quốc ở Campuchia

Hun Sen: Tướng Hun Manet không cầu cạnh Việt Nam

Tại Đại học Á – Âu, Thủ tướng Hun Sen cũng lên tiếng đáp trả những chỉ trích vô căn cứ của các đảng phái chính trị khác nhằm vào cá nhân ông, con trai - Đại tướng Hun Manet và Đảng CPP.
Trong đó, về việc Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) kiêm Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia đã đến Việt Nam, nhiều thế lực thù địch cho rằng, cha con ông Hun Sen đang “cầu cạnh” và tìm kiếm sự ủng hộ của Việt Nam cho chức vụ Thủ tướng đang hứa hẹn Đại tướng Manet.

“Tôi xin khẳng định với các bạn rằng Campuchia không cần cầu cạnh bất kỳ nước nào hỗ trợ cho Thủ tướng tương lai”, - ông Hun Sen tuyên bố.

Theo đó, đầu tiên, ứng cử viên cho cương vị thủ tướng phải được người dân bầu làm thành viên (đại biểu) Quốc hội và phải có sự ủng hộ của Đảng CPP để làm thủ tướng vì Hiến pháp quy định rằng thủ tướng phải là một nhà lập pháp và phải được đa số nghị viện bầu trước khi tuyên thệ.
Phái đoàn Quân đội Hoàng gia Campuchia (RCAF) do Trung tướng Hun Manet dẫn đầu đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 3 ngày từ 8 tháng 8 vừa qua.
Tại Việt Nam, con trai cả của ông Hun Sen đã lần lượt gặp đầy đủ lãnh đạo cấp cao đất nước như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính…cũng như lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đáng chú ý, Đại tướng Hun Manet đã hội đàm với Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tướng Nguyễn Văn Nghĩa đánh giá chuyến thăm của Đại tướng Manet sẽ giúp tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước và góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam – Campuchia.
Tại Hội đàm, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa cho biết, thời gian qua, quân đội hai nước vừa đảm nhiệm vai trò nòng cốt trên mặt trận phòng, chống dịch ở mỗi nước, vừa phối hợp triển khai đạt những kết quả quan trọng, hiệu quả các nhiệm vụ quân sự quốc phòng theo kế hoạch hợp tác hằng năm. Hai bên đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động ý nghĩa trong “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022”, đặc biệt là lễ kỷ niệm 45 năm “Hành trình tiến tới đánh đổ diệt chủng Pol Pot” và Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất.
Các quân khu, bộ đội biên phòng và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước phối hợp trao đổi tình hình, triển khai tuần tra chung, giao lưu kết nghĩa, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai bên, nhất là các khu vực giáp biên.
Hồi tháng 2 năm nay, Đại tướng Manet cũng đã đến thăm Nhật Bản theo lời mời của Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Con trai Thủ tướng Hun Sen đã hội kiến với Thủ tướng Fumio Kishida, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa và Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là ông Nobuo Kishi trong chuyến thăm này.
Điểm đáng lưu ý là lời mời thăm Nhật Bản đối với Đại tướng Manet được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm mở rộng sự gắn bó với Campuchia, chủ yếu là để thách thức ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở khu vực.
Hồi tháng 6 năm 2019, tướng Manet cũng đã đến Singapore trong chuyến thăm đầu tiên của ông và chuyến đi đã nhấn mạnh tăng cường hợp tác trên khía cạnh an ninh quốc phòng với Singapore trong bối cảnh nhiều diễn biến đang diễn ra ở cả hai quốc gia Đông Nam Á.

Xuyên tạc

Nhà phân tích chính trị Meas Nee đánh giá về nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Campuchia theo lời của Thủ tướng Hun Sen cho rằng, không loại trừ khả năng này nếu các đảng chính trị khác thắng cử và cầm quyền đất nước.

“Campuchia có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra cuộc chiến, như ông Hun Sen tuyên bố, do các chỉ huy quân đội và lực lượng vũ trang gần như đều ủng hộ Đảng CPP của Thủ tướng Hun Sen”, - chuyên gia Meas Nee nhận định.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, khó có thể đánh giá chính xác sự bùng nổ chiến tranh ở Campuchia, nhưng sẽ có nhiều kịch bản, chẳng hạn như nếu quân đội được phân tách thành các nhóm nhỏ hơn, hay có thể xảy ra xung đột nếu binh lính (Quân đội) và cảnh sát (Công an) mâu thuẫn lẫn nhau. Nhưng giữa người dân và binh lính sẽ ít có khả năng xảy ra nguy cơ đụng độ.

“Để tránh chiến tranh ở Campuchia, tất cả các lượng vũ trang từ Lục quân, Hải quân, Không quân và Lực lượng Hiến binh, Cảnh sát quốc gia Campuchia phải đảm bảo rằng họ độc lập, trung lập và không ủng hộ bất kỳ đảng chính trị nào”, - chuyên gia nhấn mạnh.

Phát biểu với sinh viên và đồng bào cả nước hôm 23/8, Thủ tướng Hun Sen cũng lưu ý, chuyến thăm Việt Nam gần đây của Đại tướng Hun Manet được tổ chức nhẹ nhàng, thân mật và không mất nhiều công sức chuẩn bị như các chuyến làm khách tại Nhật Bản và Singapore.
Kỳ họp lần thứ V giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Động thái đáng chú ý trong quan hệ Việt Nam – Campuchia bất chấp “cái ô của Trung Quốc”
Ông Hun Sen bày tỏ sự tiếc nuối khi một số nhà phân tích không đề cập đến những chuyến thăm ấy mà lại dùng các luận điệu xuyên tạc chuyến thăm Việt Nam của con trai ông.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Đại tướng Hun Manet khẳng định với các lãnh đạo cấp cao chính quyền Hà Nội rằng, Việt Nam - Campuchia là 2 nước láng giềng luôn kề vai sát cánh cùng nhau phát triển, trong đó, lực lượng quân đội hai nước đã và đang cùng nhau bảo vệ tốt an ninh biên giới vì hoà bình, ổn định và hạnh phúc của nhân dân cả hai bên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала