Xây cầu "Hà Nội không giới hạn" đặc biệt bắc qua sông Hồng trên 8.600 tỷ đồng

© Ảnh : Takashi Niwa ArchitectsDự án cầu Infinity ở Hà Nội
Dự án cầu Infinity  ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Đăng ký
Cầu Trần Hưng Đạo, dài 900m với kết cấu vòm, 2 đường cong tiếp xúc nhau, lặp lại 6 nhịp, tạo biểu tượng về không gian và thời gian với bản thiết kế được đặt tên Infinity Hanoi mang ý nghĩa “Hà Nội không giới hạn”, “vô cực”.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, triển khai dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo (cầu Infinity Hanoi - Hà Nội không giới hạn) bắc qua sông Hồng theo đúng quy định với tổng mức đầu tư khoảng hơn 8.600 tỷ đồng.

Xây cầu Infinity Hanoi – Hà Nội không giới hạn

Hà Nội được cho là đã chốt được phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo và đang thúc đẩy quá trình chuẩn bị xây cầu theo bản thiết kế Infinity Hanoi mang ý nghĩa “Hà Nội không giới hạn” .
UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP tổ chức, được Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đánh giá, xếp hạng.
© Ảnh : Takashi Niwa ArchitectsDự án cầu Infinity ở Hà Nội
Dự án cầu Infinity  ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Dự án cầu Infinity ở Hà Nội
Phương án đạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo là thiết kế "Hà Nội không giới hạn" (Infinity Hanoi). Sau khi được lựa chọn “Infinity Hanoi - Hà Nội không giới hạn” sẽ trở thành phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.
Trên thực tế, theo thông tin được báo Giao thông đề cập, ý tưởng kiến trúc đạt giải nhất cuộc thi thiết kế cầu Trần Hưng Đạo có phương án kiến trúc với hai đường cong lượn sóng bên bờ sông Hồng, kết cấu vòm chính là 2 đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình mang biểu tượng vô cực.
Phương án thiết kế “Infinity Hanoi” là bản mẫu cầu chính dài 900m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.
Phía đơn vị thiết kế cho biết, phương án kiến trúc cầu lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận (infinity).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tuyến đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2022
Thông xe toàn tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam, Vân Đồn – Móng Cái và ‘tiền tươi thóc thật’
Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ngoài ra, các khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm. Phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm.
Phía đầu cầu có đường lên xuống cho người đi bộ. Trụ cầu có các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí.
Theo phương án thiết kế được đưa ra, hệ thống giao thông được thiết kế kết nối với tất cả các hướng nhưng không làm ảnh hưởng đến công trình hiện hữu tại vị trí cầu dẫn. Vận tốc thiết kế tối đa tại cây cầu này là 80km/h.

Công trình giao thông cấp đặc biệt hơn 8.600 tỷ đồng

Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng nằm giữa phạm vi cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy, kết nối phố Trần Hưng Đạo (ở khu vực các quận Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng) sang đường Nguyễn Văn Linh, Vũ Đức Thận (quận Long Biên).
Điểm đầu cầu Trần Hưng Đạo dự kiến được xây dựng tại ngã năm giao giữa các tuyến phố Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Tăng Bạt Hổ - Hàn Thuyên. Điểm cuối cầu được xây dựng tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh, Vũ Đức Thận.
Theo quyết định phê duyệt của UBND TP. Hà Nội, cầu Trần Hưng Đạo là công trình giao thông cấp đặc biệt, có chiều dài 2,4km, tổng mức đầu tư khoảng 8.670 tỷ đồng.
© Ảnh : Takashi Niwa ArchitectsDự án cầu Infinity ở Hà Nội
Dự án cầu Infinity  ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Dự án cầu Infinity ở Hà Nội
Cây cầu nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, sử dụng kết cấu cầu chính dạng vòm thép, mặt cắt ngang cầu tại giữa nhịp rộng 40,66m, tại trụ cầu rộng 47,76m.
Theo thông tin trên báo Dân Trí, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Quy hoạch Kiến trúc kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo phù hợp với nội dung quyết định phê duyệt của thành phố để triển khai các bước tiếp theo.
Lãnh đạo Hà Nội cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tổ chức công bố công khai kết quả cuộc thi và thông báo kết quả đến các đơn vị tham gia dự thi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và Nhân dân được biết.
Theo Điều 17 của Quy chế thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, tổ chức có phương án đoạt giải sẽ được lựa chọn để triển khai các bước tiếp theo; được đảm bảo quyền tác giả, được thương thảo để ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện dự án và các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Kiến trúc, Luật Xây dựng.
“Nếu không có đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện”, quy định nêu.
Bộ GTVT được giao chỉ định thầu rất nhiều dự án giao thông lớn - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2022
Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng không chỉ định thầu dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2
Cùng với đó, trên cơ sở phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đạt giải nhất được phê duyệt, UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án đầu tư xây dựng cầu theo đúng quy định hiện hành.
Quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thủ đô của Việt Nam dự kiến sẽ có 14 cây cầu bắc qua sông Hồng, hiện thành phố Hà Nội đã làm được 7 cầu.
Đối với cầu Trần Hưng Đạo, dự kiến công trình được thực hiện trong hơn 3 năm, sẽ nỗ lực hoàn thành vào quý II/2025.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала