Nhà khoa học được Tổng thống Putin vinh danh hiến kế để công nghệ Việt Nam cất cánh

© Fotolia / kastonhà khoa học
nhà khoa học  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Làm thế nào để người dân Việt Nam được thụ hưởng chính những ứng dụng sáng chế công nghệ “Made in Vietnam”? Để cạnh tranh sòng phẳng với công nghệ các nước trên thế giới, Việt Nam cần làm gì để thu hút nhà khoa học kiều bào về nước?

40 năm - một trăn trở

Là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga với gần 40 năm sinh sống và nghiên cứu tại Nga cùng gần 100 công trình công bố trên tạp chí quốc tế, GS Nguyễn Quốc Sỹ được bầu làm chủ tịch Viện Công nghệ VinIT (Việt Nam) khi ông đang là Trưởng khoa Năng lượng Plasma, Đại học Năng lượng quốc gia Nga (MEI). Năm 2016 đến nay, ông vẫn đi về giữa hai nước Nga – Việt Nam và gần 4 năm nay, ông về Việt Nam làm việc.
Chia sẻ với Sputnik về công việc và dự án của mình ở Việt Nam, GS. VS. Nguyễn Quốc Sỹ cho biết, cá nhân ông và các cán bộ khoa học trong Viện công nghệ Vin IT lựa chọn đi một con đường riêng, tự lập tổ chức dù gặp phải rất nhiều khó khăn, từ lên phương án, tổ chức triển khai công việc, thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ (KH-CN),...
“Trong khoảng thời gian ngắn 4 năm và đầu tư eo hẹp, chúng tôi đã làm hơn 20 nguyên mẫu kỹ thuật cho các công nghệ mới và có bằng sáng chế. Trong đó, có thể kể đến như hệ thống buồng khử khuẩn Covid-19 cho người và máy móc, hệ thống xử lý nông sản thực phẩm sau thu hoạch, tiệt trùng y tế bằng plasma, đầu phát Plasma trong xử lý rác thải, xử lý nước,...”.
So với nhiều Viện KH-CN khác, dù có hạn chế về số lượng người nghiên cứu, trang thiết bị máy móc, kinh phí đầu tư, và cả sự quan tâm của bộ ban ngành, GS. VS. Nguyễn Quốc Sỹ khẳng định, những ứng dụng sản phẩm KH-CN của ông và các cộng sự có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đơn vị khoa học của thế giới.
Con trai của một công nhân thu gom rác nghỉ ngơi trong khi người cha tìm kiếm đồ để bán lại tại một bãi rác ở Alue Liem, Lhokseumawe  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Công nghệ nào giúp Việt Nam độc lập về năng lượng?
Cũng từ chính trăn trở làm sao để xử lý đầu ra cho thực phẩm, nông sản của bà con nông dân Việt Nam sao cho đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu với chất lượng tốt nhất, hạn chế tối đa việc hàng không được xuất đi, hoặc xuất xong bị trả về; hay ứng dụng bề mặt và diệt virus trong phòng chống Covid-19,...những công nghệ sáng chế “Made in Vietnam” cứ thế lần lượt ra đời.
“Tôi nhận thấy đất nước mình cần rất nhiều thứ. Với tôn chỉ cao nhất của Vin IT chúng tôi muốn phục vụ xã hội, con người, đem lại giá trị nhân văn cho người dân Việt Nam. Thiêng liêng hơn cả, với lòng yêu nước của một kiều bào và những nhà khoa học như chúng tôi đã và đang thể hiện trách nhiệm đó bằng hành động cụ thể, bằng các sáng chế khoa học, chứng minh được bằng việc ứng dụng tốt tại Việt Nam”, ông Sỹ chia sẻ với Sputnik động lực lớn nhất khiến kiều bào khoa học như ông quyết định trở về Việt Nam cống hiến.
Có thể thấy, đó là những thử thách mà nếu không có không có lòng yêu nước, không có tinh thần trách nhiệm thì chắc chắn những kiều bào khoa học như ông Sỹ khó lòng vượt qua được.

Thu hút nhà khoa học kiều bào: “Trên trải thảm, dưới rải đinh”

Ước tính, trong khoảng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, có khoảng 600.000 chuyên gia, trí thức có trình độ đại học trở lên; trong đó, khoảng 80% ở những nước phát triển, có nền khoa học và công nghệ (KH&CN) tiên tiến hàng đầu như Đức, Canada, Nga, Nhật Bản, Singapore,...
Nhà khoa học, tri thức kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác khoa học kỹ thuật, kết nối với các chuyên gia, các nhà khoa học, viện nghiên cứu công nghệ quốc tế, là cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam với các nước bạn bè năm châu.
Plasma - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2020
Các nhà khoa học của Nga và Việt Nam: plasma lạnh sẽ đảm bảo chiến thắng trước coronavirus
Thu hút nguồn lực của các nhà khoa học kiều bào là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Thế nhưng, thực tế hiện nay chỉ ra rõ những bất cập trong cơ chế tổ chức thực hiện trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài trở về làm việc và cống hiến chất xám cho đất nước.
Từ chính thực tế khi về nước tham gia điều hành Viện công nghệ Vin IT, trao đổi với Sputnik, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ chỉ rõ những nguyên nhân chính khiến việc thu hút nhà khoa học kiều bào về nước chưa đạt được hiệu quả.

“Thực ra, Việt Nam chưa có chiến lược sát với thực tế mà chỉ dừng lại ở mong muốn. Những người đứng đầu đất nước vẫn luôn nói “trải thảm” để đón nhà khoa học về làm việc. Nhưng đâu đó phía dưới một bộ phận tổ chức triển khai lại đang “rải đinh”. Đây là một sự thật đau lòng. Để tổ chức cho các nhà khoa học làm việc, các cơ quan chuyên ngành vẫn gây khó khăn và bộc lộ nhiều vấn đề trong văn hóa học thuật và bất cập trong công tác tổ chức triển khai tại chỗ. Đó là sự "vênh" giữa mong muốn và công tác thực hiện”.

Sau nhiều năm, thực tế này vẫn hiện hữu. Điều này cản trở việc thu hút kiều bào là cán bộ khoa học cao cấp về nước. Chính sách có thể đúng, nhưng những người thực thi chưa nắm rõ nhiệm vụ đặt ra để thu hút người tài về làm việc. Nhiệm vụ này không nằm ở việc phân bổ đề tài như ở Việt Nam hiện nay, trong đó có hàng trăm đề tài chưa sát thực tế. Bởi vậy, điều kiện cần cho nhiệm vụ này là phải sát với thực tế và khai thác được lực lượng cán bộ KH-CN.
Plasma - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2016
Cuốn sách của Giáo sư Việt Nam tại trường MEI dành cho các nhà khoa học phương Tây
Song song với đó, ông Sỹ cũng chia sẻ thêm quan điểm với Spuntik, rằng môi trường làm việc dành cho các nhà khoa học kiều bào về nước rất quan trọng. Để có môi trường làm việc sáng tạo, Việt Nam cần phải có tự do về học thuật, dân chủ trong tổ chức triển khai thực hiện.

“Chúng ta không thể lấy mệnh lệnh hành chính làm trung tâm, không thể đem cơ chế nhà nước để áp vào các hoạt động của cán bộ khoa học công nghệ. Họ cần cơ chế quản lý hiệu quả - đơn giản - thông thoáng để làm việc. Nếu không có môi trường học thuật, môi trường nghiên cứu khoa học công nghệ sáng tạo, cởi mở, dân chủ thì rất khó mời được các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học có tác dụng sâu rộng”.

Ngoài cơ chế chính sách và môi trường làm việc, đòi hỏi sự trân trọng, tôn vinh và cầu thị với các trí thức kiều bào trong triển khai các dự án khoa học công nghệ trong nước.

Hướng đến hình thành Tập đoàn Khoa học công nghệ tư nhân

Đến nay sau gần 4 năm, ông Sỹ cùng các cộng sự khoa học trong và ngoài nước của Viện công nghệ Vin IT vẫn kiên trì với con đường riêng của mình, luôn tìm cách thích ứng, chuyển mình từ mô hình nghiên cứu công nghệ thuần túy sang mô hình nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Đồng thời, tiếp tục theo đuổi mong muốn hình thành Tập đoàn Khoa học công nghệ tư nhân.
Trên thế giới đã có rất nhiều mô hình từ nhà khoa học sang nhà quản lý khoa học, sau đó thành doanh nghiệp khoa học, điển hình là Elon Musk. GS.VS. Nguyễn Quốc Sỹ cho biết, đây có thể là những mô hình mà Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi.
“4 năm vừa qua, chúng tôi tập trung cho việc nghiên cứu công nghệ cho các ứng dụng. Giờ đây chúng tôi chuyển sang giai đoạn hai, đó là hợp tác với các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan để triển khai phát minh sáng chế ra thị trường. Mục tiêu để phục vụ cho người dân Việt Nam. Nếu kiên trì, tôi tin chúng ta sẽ tìm được lời giải, cách đi để thực hiện nhiệm vụ đó. Mong muốn của chúng tôi là biến đơn vị đang triển khai thành Tập đoàn khoa học công nghệ, tích hợp hệ thống làm nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam”.
Nếu có tư duy và tầm nhìn chiến lược sát thực tế, chắc chắn Việt Nam không chỉ nơi làm cầu nối cho các nhà khoa học thế giới tới Việt Nam làm việc. Quan trọng hơn là mở rộng hệ thống sinh thái đầy đủ điều kiện, trực tiếp cùng các nhà khoa học trên thế giới tổ chức triển khai các dự án công nghệ lớn tại đây, từ đó giúp nền khoa học Việt Nam cất cánh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала