‘Khát’ khí đốt Nga, EU cắt giảm sản xuất ảnh hưởng đến ngành quan trọng của Việt Nam

© Ảnh : Nord Stream 2 / Igor KuznetsovVận hành thiết bị trên bờ ở Nga
Vận hành thiết bị trên bờ ở Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2022
Đăng ký
Việc Nga hạn chế cấp khí đốt và đóng đường ống dẫn khí Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) đẩy châu Âu chìm sâu vào khủng hoảng năng lượng, thiếu nhiên liệu, dẫn đến sản xuất phân bón của EU ra thị trường thế giới sụt giảm rõ rệt.
Trong khi đó, Nga tiếp tục là một trong hai quốc gia cung ứng phân bón nhiều nhất cho Việt Nam sau Trung Quốc. Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, sau 4 tháng sụt giảm liên tiếp, nhập khẩu phân bón vào Việt Nam vừa tăng trở lại trong tháng 8/2022.
Ngoài ra, các động thái gần đây liên quan đến tình hình Nga – Ukraina và việc châu Âu giảm sản lượng sản xuất phân bón giúp các chuyên gia có cái nhìn khách quan hơn về triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp phân bón Việt Nam.

Nga cung cấp cho Việt Nam hàng trăm ngàn tấn phân bón

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, Việt Nam đã nhập khẩu gần 246 nghìn tấn phân bón, tương đương 112,5 triệu USD trong tháng 8 vừa qua.
Con số này đã tăng 46% về lượng và tăng 68% về giá trị so với tháng 7. Như vậy, sau 4 tháng giảm liên tiếp, nhập khẩu phân bón đã tăng trở lại.
Tính chung 8 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón đạt 2,1 triệu tấn, tương đương 1 tỷ USD, giảm 31% về lượng nhưng tăng 12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu, bắt đầu từ ngày 7/9/2022.
nén gỗ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Viên nén gỗ Việt Nam có thể thành “cứu cánh” cho mùa đông thiếu khí đốt Nga của EU?
Trước đó, cơ quan điều tra khẳng định không có hiện tượng chênh lệch giá, kìm giá, ép giá giữa phân bón nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Đồng thời, lượng nhập khẩu là hợp lý và bổ sung nguồn cung đang thiếu của ngành sản xuất trong nước.
“Do tình hình biến động chung trên thế giới, việc hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến vào Việt Nam sẽ ít có khả năng tái diễn trong thời gian tới”, - Bộ Công Thương đánh giá.
Trong 8 tháng đầu 2022, giá phân bón nhập khẩu nhìn chung vẫn ở mức cao, khoảng 465 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 8, giá phân bón nhập khẩu đạt 457 USD/tấn, tăng 15% so với tháng 7 và tăng 45% so với tháng 8/2021.
Trung Quốc hiện là quốc gia cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam. Nước này đã xuất sang Việt Nam hơn 1 triệu tấn, tương đương 434 triệu USD, giảm 27% về lượng nhưng tăng 9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 47% lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam.
Viên nén gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2022
EU khốn đốn vì Nga “khoá van” khí đốt, cơ hội cho Mỹ và Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ?
Nga xếp ở vị trí thứ hai khi cung cấp cho Việt Nam 150 nghìn tấn phân bón, tương đương 98 triệu USD, giảm 42% về lượng nhưng tăng 14,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 7% lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam.
Theo nhận định của Cục Bảo vệ Thực vật, xung đột Nga – Ukraina đã làm nhập khẩu phân bón từ hai thị trường lớn này giảm mạnh.
“Nguyên nhân là bởi sự gián đoạn nguồn cung và ảnh hưởng từ lệnh hạn chế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc”, - Cục Bảo vệ Thực vật nhấn mạnh.

BSC lạc quan về triển vọng của các doanh nghiệp phân bón

Báo cáo mới đây của Chứng khoán BIDV (BSC) cho thấy, việc giá khí đốt tăng cao đã dẫn đến việc cắt giảm công suất phân bón ở châu Âu, từ đó làm sụt giảm nguồn cung phân bón rathị trường thế giới.
Trong bối cảnh khủng hoảng khí đốt đang diễn ra ngày càng trầm trọng, giá khí tự nhiên tại Mỹ và châu Âu có xu hướng tăng nhanh trở lại, nhất là khi thiếu nguồn cung khí đốt từ Liên bang Nga. Hiện giá khí tự nhiên tại Mỹ đang cao gấp 2,2 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá khí tự nhiên tại châu Âu cao gấp 4,5 lần so với cùng kỳ.
Hồi đầu tháng 9, Gazprom thông báo sẽ đóng cửa vô thời hạn đường ống dẫn khí Nord Stream 1 (dự án Dòng chảy phương Bắc 1). Động thái này khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt và hiện ở mức 230 EUR/MWh, tăng 315% so với cùng kỳ, cao hơn 20% so với hồi đầu tháng 8.
“Sẽ không dễ dàng để châu Âu có thể giải quyết nguồn cung khí tự nhiên thay thế Nga, vì EU cần thời gian để xây dựng hạ tầng kỹ thuật vận chuyển và tiếp nhận khí tự nhiên từ bên ngoài cũng như nội bộ các nước EU”, - theo báo cáo của BSC.
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu LNG cũng hạn chế vì thiếu các cảng tiếp nhận, kho chứa cũng như công suất tái khí bị giới hạn. Do đó, BSC dự báo giá khí tự nhiên sẽ tiếp tục ở mức cao trong cuối năm 2022. Nó sẽ càng thúc đẩy làn sóng cắt giảm sản xuất phân bón tại EU.
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2022
Gazprom đóng Nord Stream 1, EU thiếu khí đốt Nga và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Thống kê cho thấy, hiện châu Âu đã cắt giảm khoảng 25% - 30% công suất phân đạm và ít nhất khoảng 50% công suất ammonia (NH3). Nhưng cần phải lưu ý rằng, điều này sẽ còn trầm trọng hơn khi châu Âu bước vào mùa đông.
Do đó, Chứng khoán BIDV tin rằng, nguồn cung phân bón sẽ khó tăng mạnh trở lại trong ngắn hạn vì các nhà máy chỉ hoạt động 85%-100% công suất.
Giá đạm ure trong nước và giá nguyên liệu đầu vào (FO Singapore) hiện được đánh giá có lợi cho doanh nghiệp sản xuất đạm khí. Tháng 8/2022, giá ure trung bình cao hơn 60% so với trung bình cả năm 2021. Trong khi đó, con số này đối với dầu FO Singapore chỉ là 38%.
Dù vậy, nhu cầu tiêu thụ phân bón cũng đang có xu hướng giảm trong năm 2022, nhất là trong quý II. Nguyên nhân là do giá gạo thấp hơn so với cùng kỳ và giá phân bón cao trong mùa cao điểm bón phân vụ hè thu đã khiến nông dân giảm lượng sử dụng.
Theo các chuyên gia của BSC, trong nửa cuối năm 2022, giá gạo sẽ tăng và thúc đẩy nhu cầu phân bón nội địa nhờ Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, vừa có lệnh cấm và hạn chế xuất khẩu một số loại gạo.
Ngoài ra, giá gạo tăng còn có nguyên nhân do hạn hán cũng như điều kiện thời tiết xấu tại một số quốc gia trồng lúa khiến năng suất giảm. Giá gạo tấm 5% tại Việt Nam đã tăng gần 5%, tương đương thêm 20 USD/tấn, ngay sau thông báo cấm xuất khẩu của Ấn Độ và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.
Trung Quốc, thị trường chiếm tỷ trọng nhập khẩu phân bón lớn nhất Việt Nam với 45%, đã nới lỏng xuất khẩu phân bón từ tháng 6 nhưng lượng xuất khẩu vẫn thấp hơn cùng kỳ 2021 và 2020.
BSC dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát và hạn chế lượng xuất khẩu phân bón khi nước này này bước vào vụ gieo trồng lớn nhất trong năm từ tháng 10 – tháng 12. Điều này sẽ hạn chế lượng cung phân bón và hỗ trợ giá ure trong nước.
Tàu chở dầu Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2022
EU ‘đói’ khí đốt Nga, Moskva cấm xuất khẩu viên gỗ nén và cơ hội vàng của Việt Nam
Tại Việt Nam, từ những luận cứ trên, BSC cho rằng các doanh nghiệp ngành phân bón sẽ có triển vọng tích cực trong năm 2022 nhờ mặt bằng giá bán cao so với cùng kỳ, dù tốc độ tăng trưởng giảm so với nửa đầu năm.
Sang năm 2023, mức nền cao là trở ngại lớn nhất với tăng trưởng của doanh nghiệp phân bón. Giá ure thế giới sẽ được điều chỉnh từ 2023, tuy nhiên việc sụt giảm nguồn cung phân bón ở châu Âu sẽ hỗ trợ giá ure thiết lập mặt bằng giá mới.
Cũng theo BSC, giá khí tự nhiên của châu Âu sẽ tạo ra mặt bằng giá mới trong giai đoạn 2023 – 2024, vì chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng lớn để thay thế cho nguồn cung từ Nga.
Do chi phí sản xuất phân bó ở châu Âu tăng lên, một số nhà máy phân bón cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa vĩnh viễn, nguồn cung phân bón trên toàn cầu được dự báo sẽ sụt giảm trong thời gian tới, từ đó đẩy giá phân bón tăng cao.
Ngoài ra, giá thực phẩm cũng tăng đột biến, bởi nó được “chống lưng” từ chi phí đầu vào cao của nhiên liệu, hóa chất và phân bón. Giá hàng hóa nông nghiệp được dự báo sẽ tăng 18% vào năm 2022.
Theo một số chuyên gia, thời gian tới, giá phân bón có thể tăng 70%, lý do Nga cũng là quốc gia thống trị thị trường phân bón toàn cầu, Nga xuất khẩu phân bón nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала