Điện Kremlin cho biết ai được hưởng lợi từ sự cố với Dòng chảy Bắc

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhDòng chảy phương Bắc
Dòng chảy phương Bắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Một số quốc gia châu Âu, cũng như Liên bang Nga, không có lợi gì từ sự cố tại Dòng chảy Bắc, vì họ đã bị tước mất các tuyến đường dự phòng cho nguồn cung cấp nhiên liệu và bản thân khả năng cung cấp khí đốt.
Còn đối với những người hưởng lợi từ chuyện này, Mỹ rõ ràng có lợi khi bán LNG với giá đắt, cộng với việc có những quốc gia đủ khả năng công nghệ để thực hiện hành động phá hoại như vậy, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
“Chắc chắn có những bên hoặc một bên mà trong trường hợp các đường ống dẫn khí này không còn hoạt động, họ sẽ có cơ hội bán được nhiều khí đốt hóa lỏng hơn với giá cao hơn. Đất nước này được nhiều người biết đến, đó là Hoa Kỳ. Cũng có những quốc gia có khả năng quân sự-công nghệ để thực hiện những vụ phá hoại như vậy. Những quốc gia này cũng được tất cả các chuyên gia biết đến", - Peskov nói.
Vị trí rò rỉ đường ống dẫn khí Nord Stream 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Một tàu Hải quân Thụy Điển hiện diện ở khu vực Dòng chảy Bắc trước khi xảy ra vụ nổ
Ông cũng lưu ý rằng "có những quốc gia hoàn toàn không muốn xảy ra điều này."

“Đây là những quốc gia châu Âu bị tước đi bất kỳ tuyến đường ống dẫn khí đốt dự phòng và bất kỳ tuyến đường ống dẫn khí nào, vốn rất cần thiết cho nền kinh tế. Và có những quốc gia là người bán loại khí đốt này bị mất cơ hội bán khối lượng khí đốt đáng kể, chẳng hạn như Nga”, - phát ngôn viên của nhà lãnh đạo Nga cho biết.

Địa điểm rò rỉ đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ngoài khơi bờ biển đảo Bornholm của Đan Mạch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2022
Cáp dưới nước có thể đã bị hỏng trong sự cố tại Dòng chảy Bắc

"Do đó, ở đây đang liệt kê ra những bối cảnh hoàn toàn minh bạch, dễ hiểu. Ngoài ra, tất nhiên, quý vị đã nghe tuyên bố của người đứng đầu Cục Tình báo nước ngoài của chúng tôi - ông Naryshkin, ông ấy nói về một số dữ liệu mà họ có trong tay nhưng đây không phải là loại thông tin có thể tiết lộ công khai” - Peskov kết luận.

Các vụ tấn công xảy ra đồng thời vào hai đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu vào ngày 26/9. Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ đây là hành động phá hoại có chủ ý. Phía Nga đã chính thức yêu cầu Đan Mạch cung cấp thông tin về về tình trạng khẩn cấp tại Dòng chảy Bắcngay sau khi sự việc được biết đến.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала