Các nhà khoa học Nga giải thích ai là người chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của nhà Trần

© Ảnh : Moscow State Institute of International RelationsNgày Việt Nam tại MGIMO
Ngày Việt Nam tại MGIMO - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2022
Đăng ký
Nga và Việt Nam tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực khác nhau. Ngày càng có nhiều đại diện cấp cao của các cơ quan nhà nước Nga đến Hà Nội; các doanh nhân Nga thiết lập mối quan hệ với các đồng nghiệp Việt Nam tại các triển lãm công nghiệp được tổ chức tại Việt Nam.
Các kỹ sư Nga cùng với các chuyên gia Việt Nam bắt đầu triển khai các dự án thành phố thông minh cho Việt Nam. Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Nam được tổ chức tại những trường đại học của Nga, nhạc sĩ Việt Nam được mời tham dự liên hoan tại Nga. Các thành phố lớn của Nga tổ chức những hội thảo Việt Nam học về đề tài đương đại và đề tài lịch sử.
Tuần trước, tại Matxcơva, Viện Trung Quốc và Châu Á Hiện đại (kể từ mùa hè năm nay đây là tên gọi mới của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đã tổ chức Hội thảo khoa học "Việt Nam truyền thống". Tham gia hội thảo có mấy chục nhà Việt Nam học của Nga cũng như sinh viên Nga học tiếng Việt tại các trường đại học ở Matxcova, nhân tiện, số cơ sở đào tạo tiếng Việt ở Nga không ngừng tăng lên.
© Ảnh : Hội sinh viên người Việt tại MGIMOSinh viên Việt Nam du học Nga biểu diễn điệu múa
Sinh viên Việt Nam du học Nga biểu diễn điệu múa  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Sinh viên Việt Nam du học Nga biểu diễn điệu múa
Các nhà khoa học đã đọc báo cáo về một loạt các đề tài liên quan đến Việt Nam - từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Ví dụ, Tiến sĩ Alexander Kandyba (Viện Khảo cổ học-Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga), một trong những nhà khảo cổ tham gia vào cuộc khai quật gần thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, đã báo cáo về các hiện vật thời sơ kỳ Đá cũ được tìm thấy ở đó. Đó là những địa tầng ổn định, nguyên vẹn mà trong đó chứa các công cụ lao động phản ánh thời kỳ xa xưa nhất của nhân loại, trong đó những mảnh thiên thạch nằm cùng với các công cụ được phân tích có niên đại 800.000 năm cách ngày nay.
Các nhà khoa học cũng đã bàn luận về ý nghĩa hình tượng loài chim hạc trong văn hóa Việt Nam, về thơ văn Lý Trần, về hoạt động của các nhà truyền giáo ở Việt Nam vào thế kỷ XVII, về các cuộc tiếp xúc của Nguyễn Ánh, vị vua sáng lập nhà Nguyễn, với Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), về hình ảnh Nguyễn Trãi trong truyện “Nguyễn Thị Lộ” của Nguyễn Huy Thiệp. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, hội thảo dành riêng một báo cáo về sự nghiệp sáng tác và phong cách văn học của ông.
Khách mời dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2019
Người dân Nga làm quen với diện mạo văn hóa mới của Việt Nam
Albina Legostaeva, trưởng bộ phận nghệ thuật Việt Nam của Bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông Quốc gia, một bảo tàng được thành lập ở Mátxcơva đúng một năm sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga, đã thu hút sự chú ý đến cuộc tranh luận của các nhà phê bình nghệ thuật từ nhiều quốc gia khác nhau về nguồn gốc của những đồ sứ men lam được gọi là “Bleu de Hue”.

Những đồ sứ men lam Bleu de Huế nổi tiếng thế giới đã được tạo ra như thế nào và ở đâu?

“Một số người cho rằng, bắt đầu từ thế kỷ 15, những đồ sứ này đã được tạo ra ở Trung Quốc theo bản phác thảo của các bậc thầy Việt Nam và do triều đình Việt Nam giao cho. Những người khác tin rằng, đồ sứ thô đã đến từ Trung Quốc và sau đó đã được sơn và nung bởi các thợ thủ công địa phương ở Việt Nam. Trong mọi trường hợp, việc sản xuất những đồ sứ men lam không liên quan gì đến thành phố Huế. Thuật ngữ “Bleu de Hue” được sử dụng trong khoa học chỉ vì vào năm 1909, một nhà nghiên cứu người Pháp lần đầu tiên nhìn thấy chúng tại hoàng cung ở Huế và đã đặt tên như vậy”, - cô Albina Legostaeva cho biết.
CC BY-SA 4.0 / Phương Huy / Tomb of Emperor Tự Đức (cropped photo)Bình hoa tại lăng vua Tự Đức ở Huế
Bình hoa tại lăng vua Tự Đức ở Huế - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Bình hoa tại lăng vua Tự Đức ở Huế

Ai là người phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của nhà Trần?

Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Andrei Fedorin, một trong những người biên dịch sang tiếng Nga toàn văn biên niên sử “Đại Việt sử ký toàn thư”, đã đọc bản báo cáo về hệ thống hôn nhân nội tộc do triều Trần xây dựng.
Ở các đế quốc Viễn Đông, việc thừa kế quyền lực thông qua dòng dõi nam đã thường xuyên bị tấn công bởi các đại diện của dòng dõi nữ, thường là những người thân của các hoàng hậu.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ thời Ngô Quyền, hầu hết mọi triều đại mới lên cầm quyền đều thể hiện chiến thắng của vị vua nữ giới trước dòng dõi nam.
“Một ví dụ kinh điển là việc vương triều Trần chiếm đoạt ngai vàng. Tuy nhiên, những thành công mà Trần Thủ Độ và những người thân của vị vua đạt được trong quá trình nắm chính quyền khiến họ nghĩ rằng, những đại diện cho các thị tộc nữ khác kế cận mình cũng có thể làm được điều tương tự với con cháu họ Trần trong tương lai. Và họ đã quyết định tạo ra một hệ thống chuyển giao quyền lực trong vương triều để loại trừ hoàn toàn những nguy cơ như vậy. Kể từ đó, tất cả các đại diện quan trọng của vương triều (chủ yếu là bản thân hoàng đế và con cái của họ) phải kết hôn trong họ, và chỉ có con cái sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nội tộc được coi là các thành viên thực sự của hoàng gia Trần."
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2022
Chủ tịch nước: Phật giáo Việt Nam gắn liền với lịch sử dân tộc
"Để tránh mối đe dọa thứ hai - khả năng xảy ra các cuộc đảo chính trong một thời kỳ khó khăn sau cái chết của vị hoàng đế, triều đại nhà Trần bắt đầu thực hiện một chế độ đặc biệt, đó là chế độ Thái thượng hoàng, các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lý đất nước. Chế độ này đã được thực hiện nghiêm ngặt trong một thời gian dài, nhưng, sau đó hệ thống bảo vệ vương triều khỏi những toan tính với sự trợ giúp của các cuộc hôn nhân nội tộc và việc bổ nhiệm hoàng đế sớm bắt đầu sụp đổ. Thủ phạm chính của việc quyền lực từ tay nhà Trần sang nhà Hồ vào năm 1400 được cho là Lê Quý Ly tự xưng là Đại vương. Tuy nhiên, ngay từ đầu, thủ phạm là vua Trần Nghệ Tông, người lên nắm quyền nhờ họ ngoại, sau đó thăng quan tiến chức và ủng hộ họ bằng mọi cách trước sự bất lợi của các đại diện bên nội”, - Andrey Fedorin nói.

“Cộng đồng làm nghề nail”

Tiến sĩ Anatoly Sokolov, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Phương đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã trình bày một báo cáo về các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong thế kỷ 21.
Năm 2020, có 5,3 triệu người Việt Nam sống tại hơn 130 quốc gia. Người nhập cư từ Việt Nam tập trung cao độ ở Mỹ (2,2 triệu), cũng như ở Pháp (250 nghìn), Canada (200 nghìn), Đức (180 nghìn), Úc (160 nghìn), Hàn Quốc (90 nghìn), Đài Loan (85 nghìn), Anh (50 nghìn), Nhật Bản (45 nghìn). Ở Nga - từ 60 đến 90 nghìn người.

Người Việt Nam tại Liên bang Nga là cộng đồng dân tộc tồn tại trong ba thập kỷ qua sau sự sụp đổ của Liên Xô. Người Việt sống tại Nga thường làm việc trong ngành thương mại, dịch vụ và sản xuất. Thời gian gần đây, một mạng lưới phục vụ ăn uống đang phát triển thành công ở Nga, đây là nhiều nhà hàng, quán cà phê, ki-ốt Việt Nam. Hoạt động của người Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên."

CC BY 4.0 / Ministry of Defence of the Russian Federation / (cropped image)Lễ đón trọng thể khinh hạm "Kuang Trung" của Lực lượng Hải quân Việt Nam tại Vladivostok
Торжественная церемония встречи фрегата «Куанг Чунг» Военно-Морских Сил Вьетнама во Владивостоке  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Lễ đón trọng thể khinh hạm "Kuang Trung" của Lực lượng Hải quân Việt Nam tại Vladivostok

"Ở Hoa Kỳ tình hình là khác. Trong nửa thế kỷ qua, kinh doanh làm móng tay đã trở thành một ngành công nghiệp mạnh mẽ ở đó. Cả nước có khoảng 400 nghìn thợ làm móng và hơn 55 nghìn tiệm làm móng. Đồng thời, hơn 50% tổng số thợ làm móng là người Việt Nam, và ở bang California, nơi tập trung cao độ người nhập cư từ Việt Nam, khoảng 80% thợ làm móng là người Việt mà một tỷ lệ đáng kể là nam giới. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của người Việt Nam ở các quốc gia khác nhau cho thấy rằng, họ hiếm khi liều lĩnh trong kinh doanh. Họ quyết định hành động khi họ hoàn toàn chắc chắn thành công. Tâm lý kinh doanh của người Việt Nam rất đa dạng và phong phú, nhưng cái chính là sự thực dụng và tự tin vào việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra”, - Anatoly Sokolov nhấn mạnh.

Các báo cáo được trình bày tại hội thảo ở Mátxcơva sẽ được đăng trong tập thứ chín của loạt bài "Những vấn đề thực tế của ngành Việt Nam học ở Nga".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала