Hợp tác kinh tế Việt-Đức cần tương xứng với tiềm năng và dư địa

© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đồng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp Việt Nam - Đức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đồng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp Việt Nam - Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều tối qua, 13/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cùng chủ trì Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Việt - Đức.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh, quan hệ giữa Việt Nam và Đức chính là nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp tin tưởng hợp tác với nhau. Thủ tướng Đức cũng bày tỏ ấn tượng với sức đề kháng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Điểm đến quan trọng của doanh nghiệp Đức

Thủ tướng Olaf Scholz cho rằng Việt Nam nằm trong mạng lưới giao thương, cung ứng nguyên liệu dồi dào của châu Á. Ông đánh giá đây là điểm đến rất quan trọng với nhiều doanh nghiệp của Đức và châu Âu.
Thủ tướng Olaf Scholz cho biết, Đức đang đẩy mạnh nghiên cứu và dành nhiều nguồn lực để phát triển năng lượng tái tạo và Đức sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ông cũng thể hiện sự vui mừng khi Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam có hiệu lực và khẳng định đây là cơ sở để kinh tế hai nước cùng phục hồi, phát triển, tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong hợp tác kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đồng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp Việt Nam - Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2022
Báo Đức đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm Việt Nam của ông Scholz

Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư lâu dài, ổn định

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế một số nước trong khu vực giảm đà tăng trưởng, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Đức chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam - một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn với nền tảng chính trị ổn định và môi trường kinh doanh thuận lợi.
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng nhiều lần chủ động trao đổi với các doanh nghiệp Đức để tháo gỡ những bất cập phát sinh trong quá trình hợp tác. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, hợp tác kinh tế của hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và dư địa hợp tác.
Chính vì vậy, Thủ tướng đề nghị hai bên cùng phối hợp chặt chẽ để để tạo ra khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư lâu dài, ổn định, làm cơ sở để đảm bảo thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và EU, trong đó Đức là đối tác hàng đầu.
"Chính phủ Việt Nam cam kết chia sẻ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Đức đầu tư kinh doanh hiệu quả, bền vững trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ khó khăn và rủi ro", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Thủ tướng tin tưởng hợp tác đầu tư thương mại sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Đức, đồng thời là động lực để đưa mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đồng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp Việt Nam - Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2022
Với tham vọng của Masan, Việt Nam sẽ có nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên?
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đức đã xác định Việt Nam là đối tác toàn cầu trong chiến lược hợp tác phát triển đến năm 2030. Do đó, Việt Nam mong muốn nước này hỗ trợ hoàn thiện thể chế, chính sách để tiếp cận, huy động các nguồn tài chính xanh, đặc biệt của các nước G7 và các thể chế tài chính quốc tế. Việc này nhằm giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh, xây dựng nền kinh tế xanh, ứng phó biến đổi khí hậu vào thực hiện cam kết tại COP26.
Đức hiện có 437 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn FDI đạt 2,34 tỷ USD, tăng 2,87 lần so với năm 2010; là nhà đầu tư lớn thứ 18 trên 141 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đức đã cung cấp ODA hơn 2 tỷ USD cho Việt Nam. Các dự án đầu tư của nước này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (52,1%) và năng lượng (27,8%).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала