Trừng phạt Nga đẩy giá điện châu Âu tăng kỷ lục, giá điện Việt Nam sẽ tăng theo?

© Sputnik / Taras IvanovĐường phố Hà Nội ban đêm
Đường phố Hà Nội ban đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, giá điện của các nước châu Âu đã vọt tăng lên mức cao kỷ lục do nguồn cung nhiên từ Nga bị cắt giảm sau các gói trừng phạt nhằm vào Moskva.
Theo Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, hiện nay, Việt Nam đang là nước nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập khẩu đáng kể than, dầu và tương lai gần sẽ là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Giá điện ở châu Âu tăng cao kỷ lục

Báo chí Việt Nam tiếp tục dành sự chú ý đến cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng nghiêm trọng ở châu Âu như một trong các hệ quả từ hàng loạt đòn trừng phạt Nga và mất đi nguồn cung năng lượng, nhiên liệu dồi dào nhiều năm qua từ Moskva.
Giá điện châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới vào thời điểm cuối tháng 8, báo trước một mùa đông khắc nghiệt khi cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra thiệt hại kinh tế trên khắp lục địa.
Trang thông tin chính thức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam dẫn thông tin từ truyền thông EU về việc hợp đồng giá điện năm tới (thoả thuận ký trước) của Cộng hoà Liên bang Đức đạt tới 995 Euro mỗi MWh (tương đương 0,99 USD/kWh) trong khi hợp đồng tương đương của Pháp vượt qua 1.100 Euro (1,1 USD/ kWh) - mức tăng hơn 10 lần ở cả hai nước so với năm 2021. Đây là điều không ai tưởng tượng được.
Tại Vương quốc Anh, cơ quan quản lý năng lượng Ofgem thông báo tăng trần giá điện và khí đốt gần gấp đôi từ ngày 1 tháng 10 lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (tương đương 4.197 USD) mỗi năm. Cơ quan quản lý năng lượng Ofgem của Anh này lưu ý việc tăng giá điện là do giá khí đốt bán buôn toàn cầu tăng đột biến sau khi dỡ bỏ các hạn chế của Covid và việc Nga hạn chế nguồn cung (các đòn trừng phạt nhằm vào Moskva).
Tại Cộng hòa Séc, quốc gia hiện giữ vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu tình hình cũng hết sức căng thẳng. Nhà cầm quyền cho biết cần triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về khủng hoảng năng lượng của EU sớm nhất có thể nhằm ứng phó với tình trạng giá điện, giá nhiên liệu tăng cao.

Vì sao giá điện EU tăng vọt?

Truyền thông EU thừa nhận rằng, giá năng lượng đã tăng vọt ở châu Âu khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho lục địa già với lo ngại về việc cắt giảm mạnh hơn vào mùa đông trong bối cảnh căng thẳng về xung đột vẫn tiếp diễn.
20% sản lượng điện của châu Âu được tạo ra bởi các nhà máy điện chạy bằng khí đốt, do đó nguồn cung giảm chắc chắn sẽ dẫn đến giá cao hơn. Giá khí đốt châu Âu vào ngày 18/11 đạt 341 Euro mỗi MWh, gần mức cao nhất mọi thời đại là 345 Euro đã được ghi nhận vào tháng 3/2022.
Ở châu Âu cũng thừa nhận rằng, xung đột không phải là nguyên nhân duy nhất gây tăng giá đột biến. Điển hình như ở Pháp, việc một số lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động do vấn đề ăn mòn đã góp phần làm tăng giá điện của nước này khi sản lượng điện giảm mạnh. Theo báo Pháp, chỉ có 24 trong số 56 lò phản ứng của tập đoàn năng lượng EDF vận hành đã hoạt động. Cần nhắc lại rằng, Pháp là nước có truyền thống xuất khẩu điện, hiện nay lại trở thành nước nhập khẩu điện. Đây rõ ràng là thực tế nghiệt ngã.
Thép  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2022
Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga gây khó cho ngành thép Việt Nam
Ông Giovanni Sgaravatti, trợ lý nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Bruegl ở Brussels phát biểu với AFP về tình hình giá năng lượng tăng cao với nhiều nỗi lo hơn.
“Mùa đông sẽ là một giai đoạn khó khăn đối với tất cả các quốc gia ở châu Âu. Giá sẽ vẫn ở mức cao, thậm chí có thể tăng cao hơn”, quan chức EU thừa nhận.
Viện nghiên cứu Bruegl ở Brussels công bố kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã phân bổ 236 tỷ euro từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi giá năng lượng tăng cao, vốn bắt đầu tăng khi các quốc gia thoát khỏi các hạn chế của Covid và tăng vọt sau xung đột.
Cùng với đó, trong những ngày và tuần gần đây, các quốc gia đã công bố các chiến dịch tiết kiệm năng lượng để khuyến khích người dân giảm mức tiêu thụ điện năng trong mùa đông. Đức đã công bố hôm thứ Tư rằng nhiệt độ của các văn phòng hành chính công trong mùa đông này sẽ được giới hạn ở mức 19 độ C trong khi nước nóng thậm chí sẽ bị tắt. Các biện pháp của Đức cũng bao gồm lệnh cấm sưởi ấm các bể bơi tư nhân từ tháng 9 và trong vòng 6 tháng kể từ khi quy định có hiệu lực.
Phần Lan đang khuyến khích công dân của mình giảm nhiệt độ, tắm trong thời gian ngắn hơn và dành ít thời gian hơn trong phòng tắm hơi, một truyền thống quốc gia giáp ranh với Nga này. Trong khi đó, các hộ gia đình Pháp được bảo vệ bởi mức trần giá năng lượng cho đến ngày 31 tháng 12.
Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống người dân, các ngành công nghiệp EU cũng bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng tăng cao. Hàng loạt nhà máy sản xuất amoniac - một thành phần để sản xuất phân bón - đã thông báo tạm dừng hoạt động tại Ba Lan, Ý, Hungary và Na Uy trong tuần này.
Không chỉ IMF, WB, Ngân hàng HSBC mới đây cũng cảnh báo suy thoái kinh tế là hệ quả khó tránh ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), với nền kinh tế bị thu hẹp trong quý IV năm nay và quý I năm 2023.

EVN lỗ vì giá nguyên liệu tăng

Như đã thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng là nguyên nhân chính khiến giá điện tăng cao tại nhiều quốc gia.
Theo báo cáo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến khiến giá thành khâu phát điện (chiếm tỷ trọng rất lớn 82,45% trong giá thành điện thương phẩm) tăng quá cao. Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng/kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.844,64 đồng/kWh).
Tuy nhiên, ở Việt Nam, 3 năm liên tiếp, giá bán điện bình quân chưa được tăng theo biến động đầu vào (kể từ tháng 3/2019), khiến cho EVN đang lỗ nặng (6 tháng đầu năm 2022, lỗ sau thuế hợp nhất là 16.586 tỷ đồng). TTXVN dẫn ý kiến của ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, Việt Nam đang là nước nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập khẩu đáng kể than, dầu và tương lai gần sẽ là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Theo đại diện Bộ Công Thương, tác động lớn nhất từ cuộc khủng hoảng năng lượng đối với Việt Nam đó là giá các loại năng lượng nhập khẩu sẽ tăng theo giá thế giới.
Các loại năng lượng sản xuất trong nước cũng tăng với các mức độ khác nhau. Năng lượng lại là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất điện và mọi hoạt động của nền kinh tế. Do đó, sẽ khiến chi phí sản xuất điện nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể.
Hiện Bộ Công Thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo dự thảo, khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, được điều chỉnh tăng.
Điểm này cũng khác so với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định 24, khi quy định thông số đầu vào tăng 3% thì giá điện mới tăng. Dự thảo quyết định cũng nêu rõ thẩm quyền quyết định giá điện cho EVN và Bộ Công Thương. Cụ thể, thực tế, trước đây dù Quyết định 24 vẫn cho EVN, Bộ Công Thương thẩm quyền điều chỉnh giá khi có biến động thông số đầu vào, nhưng chưa bao giờ EVN tự quyết việc tăng giá điện mà đều phải báo cáo cấp có thẩm quyền.
Màn hình báo giá cổ phiếu tại sàn giao dịch Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2022
Việt Nam không bị phương Tây trừng phạt như Nga, cuộc họp khẩn của UBCKNN là gì?
Ngoài ra, trong năm 2022, dù tính toán được khoản lỗ, tuy nhiên, EVN vẫn cam kết với Chính phủ không tăng giá điện để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn “vực dậy” sau COVID-19. Năm 2021, tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện 5 đợt để chung tay cùng cả nước phòng chống dịch COVID-19 và góp phần chia sẻ với những khó khăn của khách hàng sử dụng điện, với tổng số tiền khoảng 16.950 tỷ đồng.
Các chuyên gia đánh giá, với doanh nghiệp tư nhân, sẽ khó trong việc gồng gánh lỗ để thực hiện nhiệm vụ chính trị như EVN bởi khi đã đầu tư sẽ phải sinh lời. Do đó, thời gian tới, về chính sách, cần có những quy định, hướng điều chỉnh kịp thời, hợp lý để đảm bảo vận hành trơn tru hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала