Bộ trưởng Thắng "gắt": Các đồng chí viết sẵn đơn đi

© Ảnh : Nguyễn Văn Thanh - TTXVNBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiểm tra thi công tuyến cao tốc qua tỉnh Bình Thuận
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiểm tra thi công tuyến cao tốc qua tỉnh Bình Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Kiểm tra cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lưu ý không thể lùi tiến độ dự án được nữa và chấn chỉnh ban quản lý dự án.
Sáng 22/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cùng đoàn công tác đi kiểm tra tiến độ làm dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Lê Đình Thọ và Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, lãnh đạo các địa phương và liên danh các nhà thầu làm dự án.
Đoàn công tác xuất phát điểm đầu thuộc gói thầu số 1 ở tỉnh Bình Thuận, đi xuyên suốt trên công trường đến gói thầu số 4 ở tỉnh Đồng Nai.
Báo cáo Bộ trưởng, đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có chiều dài 99km, tổng mức đầu tư 12.577 tỷ đồng, quy mô 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp hai bên. Giá trị sản lượng thực hiện của dự án hiện nay đạt trên 77%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2022
Bộ trưởng Bộ Giao thông "quyết liệt" loại thẳng nhà thầu thi công cao tốc Bắc - Nam
Hiện phần lớn tuyến đã được các nhà thầu thi công xong nền đường, cấp phối đá dăm và thảm bê tông nhựa, khá êm thuận. Nhiều đoạn đã được nhà thầu lắp dải phân cách giữa. Các cấu kiện như dải phân cách, đá… được tập kết về công trường rất nhiều.
Sau khi lắng nghe lần lượt các ý kiến của đơn vị Ban quản lý dự án Thăng Long và nhà thầu, Bộ trưởng tỏ ra nghi ngờ các báo cáo trước đó không đúng thực tế tại hiện trường.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho rằng, khối lượng thi công mà Ban quản lý dự án báo cáo so với thực tế hiện trường đoàn đi kiểm tra rất khác.
“Báo cáo của Ban quản lý dự án có vẻ rất ổn nhưng đi hiện trường thì thấy không ổn”, Bộ trưởng nói.
Ông cũng bày tỏ sự sốt ruột với tiến độ thi công đang chậm trễ, lo ngại không kịp hoàn thành mục tiêu đề ra là thông xe kỹ thuật cuối năm nay.

"Tôi không cần nghe hứa nữa. Tôi nói luôn, bất cứ một doanh nghiệp nào mà giai đoạn này không đáp ứng được tiến độ, chất lượng thì đứng sang một bên, không cho làm các công trình khác do Bộ triển khai sau này, kể cả các đơn vị tư vấn giám sát cũng thế... Chúng ta đã lùi một lần rồi, cho nên tôi nói lại lần cuối là trách nhiệm này thuộc về ban quản lý dự án. Nếu không đạt được thì các đồng chí viết sẵn đơn đi", Bộ trưởng bức xúc.

Cầu Long Thành, Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Tiếp tục xem xét loại 3 nhà thầu thi công "bết bát" khỏi dự án cao tốc Bắc Nam
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đến ngày 31/12/2022 phải khánh thành đi vào vận hành nhưng đã phải lùi sang 1 quý, giờ phải tiếp tục lùi sang tới 30/4/2023. Dự án chậm tiến độ không chỉ do lỗi khách quan mà còn là do chủ quan của các nhà thầu, ban quản lý dự án.
"Chậm tiến độ do chủ quan của các nhà thầu, của ban quản lý dự án là chính. Đến lúc vắt chân lên cổ chạy vẫn còn những chuyện như thế này. Nếu dự án nào cũng như thế này thì đến bao giờ cả nước mới hoàn thành cao tốc? Cho nên không có con đường nào khác là phải loại tất cả các nhà thầu không đảm bảo tiến độ, không đảm bảo chất lượng ra ngoài", Bộ trưởng chỉ đạo tại hiện trường.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đề nghị tất cả các nhà thầu tập trung tối đa lực lượng, nhân lực máy móc thiết bị nguyên vật liệu làm khẩn trương quyết liệt nhất có thể. Ban quản lý dự án báo cáo tiến độ hằng ngày với Bộ GTVT, nếu để dự án chậm tiến độ thì nhà nước cũng thiệt, doanh nghiệp cũng thiệt, người dân cũng thiệt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала