Động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là khá bất ngờ

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhững người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2022
Đăng ký
Chuyên gia đánh giá, việc tăng room tín dụng thêm 1,5-2% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là khá bất ngờ, nhưng sẽ giúp giảm áp lực tăng lãi suất, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam.
Để tháo gỡ tình trạng thanh khoản hệ thống căng thẳng, quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống của NHNN là hợp lý.

Khá bất ngờ

Như Sputnik đưa tin, tối ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có động thái nóng - quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Như vậy, thay vì định hướng ở mức 14% đề ra hồi đầu năm, tăng trưởng tín dụng năm nay có thể lên tới 15,5% -16%. Đồng thời, với việc nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay thêm 1,5-2%, ước tính quy mô tín dụng cho nền kinh tế có thể tăng thêm 156.000-200.000 tỷ đồng.
Nhận định về bước đi mới của NHNN, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam cho rằng việc tăng room tín dụng thêm 1,5-2% sẽ giúp giảm áp lực tăng lãi suất trong thời gian qua, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là nền kinh tế nói chung.
Đồng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Bên ngoài dịu bớt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định hành động ngay
Theo ông Minh, trong những năm trước, việc cấp thêm hạn mức tín dụng là bình thường vì vào thời điểm cuối năm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hay có động thái mở thêm 1 - 2% room tín dụng.
“Tuy nhiên việc tăng thêm 1,5-2% hạn mức tín dụng vào thời điểm này là khá bất ngờ ở chỗ khẳng định của nhà điều hành trong năm luôn là duy trì tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 14%”, - Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn lời ông Minh nói.
Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam chỉ ra một số nguyên nhân chính khiến NHNN đưa ra quyết định này. Thứ nhất, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế còn khá lớn khi rất nhiều doanh nghiệp sản xuất rơi vào tình trạng thiếu vốn do chịu thiệt hại từ COVID-19 năm 2021. Trong khi hiện tại đang ở mùa cao điểm nhu cầu đơn hàng tăng cao, nếu không có nguồn vốn thì sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, trong thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng cũng xúc tiến tăng thanh khoản hệ thống nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn tại Thông tư 22. Qua đó, thanh khoản hệ thống tăng lên và trở nên dồi dào.
“Đây cũng là một trong những yếu tố khiến NHNN tăng thêm room tín dụng cho toàn hệ thống”, - ông Nguyễn Thế Minh nêu quan điểm.
Thứ ba, theo ông Minh, động thái này cũng hướng đến việc giảm áp lực tăng lãi suất trong thời gian qua, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là nền kinh tế nói chung.
Chuyên gia lưu ý, nhìn lại thời điểm tháng 8-10, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều tăng rất cao, gây ra khó khăn cho nền kinh tế trong bối cảnh doanh nghiệp có dấu hiệu hồi phục sau giai đoạn COVID-19. Nguyên nhân chủ yếu khiến lãi suất cho vay tăng đột biến do room tín dụng hạn hẹp trong khi nhu cầu lại lớn, tức nguồn cung tiền thấp khiến lãi suất cho vay tăng nóng.
Như vậy, khi NHNN cấp thêm room tín dụng sẽ giúp lãi suất cho vay ra có khuynh hướng hạ nhiệt. Nhiều khả năng là thanh khoản hệ thống đã dồi dào trở lại, ông Minh dự báo lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ có khuynh hướng hạ nhiệt dần trong ngắn hạn.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2022
Ngân hàng Nhà nước bị o ép vào cuộc chiến không cân sức giữa USD và Đồng Việt Nam
Đại diện Yuanta Việt Nam, việc nới thêm 1,5 - 2% hạn mức tín dụng chỉ xấp xỉ khoảng 200.000 tỷ đồng nên sẽ không ảnh hưởng lên tình hình lạm phát hiện nay.
Thời gian qua, lạm phát trên thế giới tăng nóng, trong khi lạm phát ở Việt Nam đang ở mức 4,5%. Tính từ năm 2013 đến nay, lạm phát của Việt Nam trung bình là 5%, nghĩa là lạm phát hiện nay vẫn đang dưới mức trung bình.
“Cho dù có bơm ra thêm 1,5 - 2% tín dụng thì cũng không ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát. Về cơ bản, một điểm tích cực về lạm phát trong thời gian vừa qua là giá hàng hoá đang có xu hướng hạ nhiệt trên thế giới, đặc biệt là với giá dầu. Do đó, không cần lo ngại về vấn đề lạm phát khi nới thêm room tín dụng”, - ông Minh nhấn mạnh.

Hợp lý

Đánh giá về động thái nới hạn mức tăng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia chia sẻ trên VOV cho rằng, quyết định này là phù hợp trong bối cảnh áp lực bên ngoài về lạm phát, lãi suất và tỷ giá đã dịu bớt khá nhiều.
“Động thái này sẽ góp phần giải tỏa một phần nhu cầu vốn cuối năm của doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng cuối năm và đầu năm tới”, - ông Lực nói.
Theo chuyên gia, việc nới hạn mức tín dụng tác động không đáng kể đến lạm phát do lượng vốn tín dụng tăng thêm khoảng gần 200.000 tỷ đồng, với khả năng hấp thụ nhanh và đáp ứng các nhu cầu thiết thực như dự án, công trình dở dang, người mua nhà, các hợp đồng xuất nhập khẩu và các khoản nợ đến hạn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2022
Ngân hàng nhà nước bất ngờ giảm tỷ giá bán USD
Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước chính thức nới hạn mức tín dụng thêm 1,5 - 2%, tương đương với tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ vào khoảng 15,5 - 16% so với cuối 2021, nâng tổng hạn mức tín dụng cho tháng 12 vào khoảng 400.000 tỷ đồng.
“Dù tỷ lệ phân bổ về từng ngân hàng chưa được công bố, Ngân hàng Nhà nước đã nêu nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn”, - SSI nhắc lại.
Theo nhóm phân tích của SSI Research, điều này đồng nghĩa với việc nhóm các ngân hàng thương mại mới thực hiện việc cắt giảm lãi suất cho vay sẽ có lợi thế hơn.
“Dù vậy áp lực cho việc cân đối vốn từ phía các ngân hàng là rất lớn, trong bối cảnh thanh khoản trên hệ thống về trung hạn vẫn chưa được cải thiện nhiều khi huy động vốn tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng”, - chứng khoán SSI lưu ý.

Không ưu tiên chứng khoán, bất động sản

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) nêu quan điểm, đây là động thái kịp thời của NHNN để giải quyết vấn đề thanh khoản gồm cả thanh khoản của ngân hàng và thanh khoản của cả nền kinh tế giai đoạn từ nay tới cuối năm.
Theo đó, ngân hàng có thêm dư địa để cho vay. Đồng thời, những lo ngại về việc nợ xấu phát sinh ngay trong kỳ báo cáo này được giảm bớt, lãi cũ thu được và lãi mới phát sinh trên sổ sách, từ đó giúp ngân hàng tăng thu nhập trong quý cuối cùng của năm 2022. Còn các doanh nghiệp đảm bảo được thanh khoản khi tiếp cận được dòng vốn từ phía ngân hàng nhờ room mới.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Doanh nghiệp đang “khô máu”, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng
Ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, nới room tín dụng chỉ giúp giải quyết nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên liên quan đến nông nghiệp, thương mại, sản xuất dịch vụ, hàng hóa, không phải hướng tới các lĩnh vực không ưu tiên như chứng khoán, bất động sản.
Việc nới room, theo ông Bảo, chỉ để xử lý vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn. Ví dụ như khách hàng hiện tại nằm trong mục tiêu cấp tín dụng của ngân hàng nhưng vì hạn chế về room nên thời gian qua ngân hàng không thực hiện cho vay được.
“Việc nới 1,5% - 2% room tín dụng cuối năm này chỉ giải quyết thanh khoản cho một số đối tượng doanh nghiệp nên khó tạo sức bật đáng kể nào trong giai đoạn cuối năm nay”, - ông Đỗ Bảo Ngọc nói.

Kiểm soát được nguồn cung tiền

Cùng với đó, việc nới room tín dụng có thể mang lại hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán.
Chuyên gia dẫn chứng, hiện tại thanh khoản trên thị trường chứng khoán đã tăng khá mạnh, trở lại mức 17.000 – 20.000 tỷ một phiên – đó là mức khá cao so với bình quân trong quý III/2022.
Thực tế, thông tin nới room đã được phản ánh vào giá, bởi kỳ vọng về nới room đã xuất hiện trong tháng 11. Kết quả, thị trường chứng khoán đã hồi phục kể từ cuối tháng 11 cho tới nay và nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng là một trong những nhóm cổ phiếu tăng khá mạnh, giúp cho VN-Index hồi phục lên mức như hiện nay (tăng gần 200 điểm so với đáy).
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
10 phút vững vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
“Tuy nhiên, mức độ nới từ 1,5% - 2% không phải mức lớn để có thể bơm ra nền kinh tế một lượng vốn dồi dào, do đó, việc tạo ra sự bùng nổ nào đó trên thị trường là không có”, - ông Bảo nhận định.
PGS. TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho rằng hạn mức tín dụng cần tính đến sự đóng băng của thị trường trái phiếu.
Khi thị trường này gần như kiệt quệ, thanh khoản đóng băng, doanh nghiệp còn phải mua lại, hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp sụt giảm thì họ cần phải có kênh tiếp cận vốn khác để bù vào.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, trong dài hạn để kiểm soát lạm phát thì NHNN cần kiểm soát được cung tiền, đặc biệt là lượng tiền cơ sở ở mức phù hợp.
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng nên để cho các ngân hàng thương mại tự quyết định miễn là họ đáp ứng được các chuẩn mực an toàn mà các cơ quan quản lý đặt ra.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала