10 phút vững vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

© Ảnh : SBV Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Đăng ký
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có bài phát biểu 10 phút rành mạch, giải trình về chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, tín dụng, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Tại Nghị trường Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã lý giải cặn kẽ về chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, vì sao phải lựa chọn giữa lãi suất và tỷ giá, dự trữ ngoại hối cũng như công tác vốn cho doanh nghiệp xăng dầu của Việt Nam.

Bài phát biểu 10 phút rành mạch của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng

Chiều 28/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có bài phát biểu hơn 10 phút giải trình mạch lạc, cụ thể, làm rõ một số vấn đề về chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, tín dụng, hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định tiếp thu những ý kiến góp ý sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế của đất nước.
Trước đó, khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, nhiều đại biểu lo ngại động thái nâng trần lãi suất của NHNN vào tháng 9 và tháng 10, nới biên độ tỷ giá hối đoái, khiến lãi suất vay của doanh nghiệp tăng lên, trong khi họ khát tiền, cần vốn để kinh doanh sản xuất.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Điều hành tiền tệ, tỷ giá, lãi suất chịu áp lực lớn
Báo cáo Quốc hội và cử tri cả nước về điều hành lãi suất, tín dụng và tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đây là mối quan tâm không chỉ trong nước, mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu.
Bà Hồng thừa nhận, bối cảnh năm 2022 có nhiều biến động rất lớn và ‘khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng ta đánh giá vào cuối năm ngoái.
Thống đốc nhắc lại, cuối năm 2021, trên thế giới có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời nhưng đến bây giờ xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới. Thống kế cho thấy khoảng 80 nước trên thế giới đang có mức lạm phát từ 2 con số trở lên.
Để ứng phó với lạm phát, Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới đã tăng lãi suất mạnh và nhanh hơn dự kiến. Đặc biệt, Fed đã tăng lãi suất cao và chỉ dẫn sẽ tiếp tục tăng ở mức cao khoảng 4,5 - 4,7% vào giữa năm 2023.

Đồng đô la Mỹ tăng cao và làm cho đồng tiền trên thế giới và khu vực mất giá mạnh. Nhiều đồng tiền mất giá khoảng 10 - 30%, dự trữ ngoại hối nhà nước của các nước đều suy giảm mạnh. Tính đến nay, dự trữ của các nước giảm đến 1.000 tỷ đô la Mỹ”, - Thống đốc dẫn chứng và cho hay, những diễn biến trên đang đặt ra cho Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới trước nhiều khó khăn.

Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong nước, theo người đứng đầu NHNN, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán… diễn biến phức tạp và tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ - ngân hàng.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục hút tiền và tăng lãi suất
“Trong khi đó, chính sách tiền tệ được giao rất nhiều nhiệm vụ, có thể nói rằng là đa mục tiêu, nhiều mục tiêu thậm chí chồng chéo nhau”, - Thống đốc bày tỏ.
Ngay cả trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, nhiệm vụ đặt ra cho NHNN là phải điều hành chính sách tiền tệ cố gắng giảm được lãi suất từ 0,5 đến 1% trong 2 năm 2022-2023.
“Đây là nhiệm vụ thực sự khó khăn trong bối cảnh này”, - bà Hồng trăn trở.
Đánh giá chung về bối cảnh phức tạp, nhiều khó khăn của thế giới, người đứng đầu NHNN giúp các ĐBQH, cử tri hiểu rõ hơn về hoàn cảnh các chính sách mà ngân hàng Trung ương của Việt Nam phải áp dụng thời gian qua.

NHNN đã làm gì?

Tiếp tục bài phát biểu, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong 9 tháng đầu năm, NHNN đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý.
Qua đó đã góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, và cả năm 2022 ước đạt dưới 4%. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.
Về tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đã tăng trên 11%; so với cùng kỳ 2021, tín dụng tăng đến 16-17% là mức rất cao. Đây cũng là một yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế chúng ta đạt ở mức dự kiến 8% cho cả năm nay và là mức đáng ghi nhận so với tăng trưởng kinh tế thấp của các nước trên thế giới và trong khu vực.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2022
Ngân hàng Nhà nước đã rút về hơn 110.000 tỷ đồng như thế nào?
Đối với tỷ giá, lãnh đạo NHNN khẳng định đã theo dõi sát và điều hành cho phép linh hoạt ở mức độ phù hợp trên tinh thần, tổng thể với tất cả các công cụ khác để ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối.
“Trong 9 tháng đầu năm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được điều tiết tốt và thậm chí có dư thừa”, - bà Hồng nói trước Quốc hội.
Cùng với đó, mặt bằng lãi suất dù không giảm, nhưng chỉ tăng từ 0,3-0,4 % so với cuối năm trước. Đây là một diễn biến phù hợp với bối cảnh chung của quốc tế.
Tuy nhiên, sang tháng 10/2022, thị trường tiền tệ và ngoại hối biến động rất mạnh. Theo đánh giá của NHNN, điều này chủ yếu là do tác động bởi tâm lý kỳ vọng.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2022
Nước cờ khôn ngoan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
“Đặc biệt, trên thị trường cũng có những thông tin không đúng sự thật, tác động rất mạnh đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như những diễn biến, đặc biệt là trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá tăng cao”, - nữ thống đốc lưu ý.
Trước tình hình đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp. Về phía NHNN cũng đã chủ động linh hoạt, đánh giá và xác định trọng tâm, trọng điểm trong thời gian này, đó là phải làm thế nào đảm bảo ổn định được hoạt động của hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức tín dụng.

Lựa chọn đánh đổi giữa tỷ giá và lãi suất

Đối với thị trường ngoại hối, bà Hồng nói, NHNN phải điều hành chủ động, linh hoạt, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn. Trong bối cảnh này, ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để kiểm soát tỷ giá.
“Bởi nếu ổn định lãi suất thì không thể góp phần kiểm soát được thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối ổn định là vô cùng quan trọng đối với niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, - Thống đốc lý giải.
Theo người đứng đầu NHNN, Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, độ mở cửa nền kinh tế rất lớn cho nên những tác động của kinh tế thế giới đến thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước là điều tất yếu. Do đó, phải sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để ứng phó với những biến động.
Trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, luôn cần đánh giá, xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong giai đoạn. Nhưng xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống để chúng ta thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Biến động nhân sự ở Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ của Việt Nam có thay đổi?
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói thêm, trong ngắn hạn có thể cần phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu.
“Ví dụ, để ổn định thị trường ngoại hối chúng ta phải chấp nhận tỷ giá tăng lên. Đối với doanh nghiệp, khi lãi suất tăng có thể ảnh hưởng một chút đến sản xuất, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nhưng với sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng, chúng ta sẽ có điều kiện để tăng tốc, phát triển hơn”, - bà Hồng giải thích.
Hay đối với tín dụng, nếu nới room tín dụng thì sẽ áp lực đối với thị trường tỉ giá và ngoại hối. Thực tế, nếu vừa qua NHNN điều chỉnh tăng room tín dụng, thì trước những diễn biến tháng 10 sẽ gây khó khăn đến thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng.

Bán ròng 10 tỷ USD cho các doanh nghiệp xăng dầu

Như Sputnik đã thông tin, chỉ trong 1 tháng, NHNN Việt Nam phải 2 lần tăng lãi suất điều hành, do áp lực lạm phát trên thế giới và giá USD tăng cao kỷ lục, kéo theo đà trượt giá của đồng nội tệ Việt Nam.
Thực tế, áp lực điều hành đang đè nặng lên Ngân hàng Nhà nước khi phải đánh đổi giữa việc kiểm soát lạm phát, giữ giá tiền đồng và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
Trung tuần tháng 10, NHNN cũng nới biên độ tỷ giá thêm 2%, tức từ 3% lên 5% với nỗ lực bảo toàn dự trữ ngoại hối.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
16 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu sẽ được "bơm" tiền?
Trong bài phát biểu của mình chiều nay, liên quan đến tháo gỡ khó khăn về vấn đề vốn cho các doanh nghiệp xăng dầu, Thống đốc NHNN đề nghị Bộ Công Thương có phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng như vậy và có những giải pháp phù hợp.
Về điều hành tín dụng, bà Hồng nói, NHNN luôn quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, tại Chỉ thị đầu năm Thống đốc đều yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.
Trong tháng 3/2022, trước sự biến động phức tạp của xăng dầu, NHNN đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng đáp ứng.
“Khi Bộ Công Thương có văn bản thì chúng tôi tổng hợp nhanh số liệu từ các ngân hàng. Tổng hạn mức cấp cho 16 doanh nghiệp xăng dầu hiện nay là 103 nghìn tỉ đồng, mới sử dụng đến khoảng 58 nghìn tỷ đồng, và hạn mức chưa sử dụng còn 44 nghìn tỷ đồng, chưa phải là đã hết”, -Thống đốc cho hay.
Nói thêm về cung ứng ngoại tệ, theo bà Hồng, vừa qua NHNN cũng đảm bảo ổn định sản xuất trong nước, can thiệp ngoại tệ.
“Riêng 9 tháng đầu năm, đối với một số doanh nghiệp xăng dầu như Nghi Sơn, Bình Sơn, Tập đoàn xăng dầu… lượng ngoại tệ bán ra phải 10 ỷ USD cho các doanh nghiệp này”, - Thống đốc lưu ý.
Xe bồn chở xăng dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Chính phủ có động thái quyết liệt đối với doanh nghiệp xăng dầu đầu mối
Về chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn, tuy nhiên, trên thực tiễn, số lượng hỗ trợ còn ít; sự giám sát từ sớm, từ xa, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác.
Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành tiến hành đánh giá, khảo sát trong thời gian tới và có báo cáo tổng thể với Chính phủ và Quốc hội.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала