Liệu Việt Nam có từ chối vũ khí Nga?

© AFP 2023 / Nhac NguyenThủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và các quan chức xem xét hệ thống tên lửa trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 tại Hà Nội.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và các quan chức xem xét hệ thống tên lửa trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2022
Đăng ký
Tuần này, bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài chủ yếu khai thác khía cạnh quan hệ quốc tế và đà phát triển của nền kinh tế. Nhưng sự kiện điểm nhấn chính, thu hút nhiều chú ý, là Triển lãm và Hội nghị Quốc tế về Quốc phòng Vietnam Defense 2022.
Tuần này, bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài chủ yếu khai thác khía cạnh quan hệ quốc tế và đà phát triển của nền kinh tế. Nhưng sự kiện điểm nhấn chính, thu hút nhiều chú ý, là Triển lãm và Hội nghị Quốc tế về Quốc phòng Vietnam Defense 2022.
Chúng tôi quyết định dành bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài» cho sự kiện này và chủ đề gắn với nó là chính sách quốc phòng của Việt Nam.
Su-57E - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Những sản phẩm quân sự nào của Nga sẽ xuất hiện tại Vietnam Defence 2022

Máy bay, xe tăng, tàu chiến, UAV

Trang web của tập đoàn Nhà nước Nga Rostec cho biết chi tiết về phần trưng bày của LB Nga do «Rosoboronexport» đảm trách tại triển lãm Việt Nam. Trong thành phần trưng bày gồm hơn 400 mẫu sản phẩm quân sự, dân sự và công dụng kép. Tại Vietnam Defence 2022, Nga giới thiệu các mẫu máy bay và trực thăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không, vũ khí xạ kích và tổ hợp máy bay không người lái mới nhất, bao gồm cả sản phẩm mới nhất, ra đời năm 2022 là «Orlan-30», tổ hợp UAV trinh sát-tấn công «Orion-E» và đạn «Kub-E" (đạn tuần kích hay còn gọi là đạn l»ảng vảng», loại vũ khí hoàn toàn tự động, có thể tự tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu). Các vị khách thăm triển lãm có cơ hội chiêm ngưỡng mẫu tiêm kích thế hệ 5 Su-57E, tiêm kích siêu cơ động Su-35 và Su-30SME, máy bay vận tải quân sự Il-76MD-90A(E), trực thăng trinh sát-chiến đấu Ka-52E và trực thăng tấn công, trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh và trực thăng chống tàu ngầm Ka-28, hệ thống tên lửa phòng không «Buk» và «Tor», hệ thống pháo-tên lửa phòng không «Pantsir-S1», tổ hợp phòng không cơ động «Verba» và «Igla-S», hệ thống tên lửa máy bay. Gian triển lãm của Nga cũng giới thiệu những phương tiện chiến tranh điện tử, kể cả những thiết bị được thiết kế để chống máy bay không người lái thuộc nhiều lớp khác nhau.
Vietnam Defence 2022 tạo cơ hội tốt để làm quen với những sản phẩm bán chạy nhất thế giới trong phân khúc thị trường kỹ thuật thiết giáp. Trong số các mẫu trưng bày có xe tăng T-90S và T-90MS đã được kiểm chứng trong thực tế về độ chắc chắn đáng tin cậy, xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng «Terminator», hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1A, lựu pháo tự hành «Msta-S» hiện đại hóa, tổ hợp chống tăng «Khrizantema» và «Kornet-EM», hệ thống chống tăng”, xe tăng lội nước «Sprut-SDM1» và xe bọc thép chở quân BT-3F và BTR-82A. «Rosoboronexport» đề xuất cung cấp nhiều mẫu xe ô tô được bảo vệ loại «Typhoon» và xe cứu thương «Linza», có thể được cấp phép sản xuất ngay trên lãnh thổ các nước đối tác.
© Sputnik / Taras IvanovTriển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2022
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022
Nhà sản xuất thương hiệu vũ khí cá nhân được ưa chuộng và nổi tiếng nhất thế giới là tập đoàn «Kalashnikov» giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam những sản phẩm trứ danh của mình: AK loạt «thứ hai trăm», AK-15 và AK-19, tiểu liên Kalashnikov 9 mm PPK-20, súng bắn tỉa Chukavin, súng lục Lebedev 9 mm.
«Rosoboronexport» kỳ vọng giới thiệu nhiều loại sản phẩm dành cho hải quân: khinh hạm «Gepard-3.9», tàu tuần tra đề án 22160, ca nô chuyên dụng đề án 21980E, cũng như các tàu tên lửa cỡ nhỏ «Karakurt-E» và «Sarsar». Tại gian trưng bày của «Rosoboronexport», chờ đợi đại diện hải quân các nước trong khu vực là chuyến thăm nghiên cứu nhiều loại vũ khí tên lửa, pháo và ngư lôi dành cho tàu nổi và tàu ngầm, các phương tiện phòng không, thông tin liên lạc, sonar, thiết bị phát hiện các vật thể dưới nước và trên mặt nước, tìm kiếm và chiến đấu chống biệt kích của đối phương.

Trước đây chỉ có Nga còn bây giờ...

Việt Nam là một trong 20 quốc gia mua vũ khí hàng đầu thế giới, với ngân sách nhập khẩu vũ khí hàng năm khoảng 1 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ còn tăng lên, - Japan Times thông báo.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), một thập kỷ trước, Nga chiếm vị thế nhà cung cấp vũ khí duy nhất cho Việt Nam. Năm 2016, chỉ số này là 90% còn đến năm 2021, tỷ trọng của LB Nga trong tổng gói cung cấp cho Việt Nam giảm xuống dưới 60%. Theo thống kê của SIPRI, trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua thiết bị quân sự từ những nhà cung cấp mới, bao gồm Hoa Kỳ, Israel, Hà Lan và Hàn Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ, Israel và các nước Đông Âu có vị trí tốt hơn với tư cách là các nhà cung cấp thay thế vì họ có thể mời chào những vũ khí tương thích với hệ thống của Nga, hiện vẫn chiếm 80% trong kho trang bị của quân đội Việt Nam. Các nhân vật chính giới cho biết, Hà Nội đang phấn đấu giảm bớt độ phụ thuộc vào vũ khí Nga và còn vươn lên bắt đầu xuất khẩu vũ khí chế tạo nội địa của mình cho những khách hàng tiềm năng ở Châu Phi, Châu Á và thậm chí có thể là cung cấp đến Nga. Việt Nam đã bắt đầu phát triển mạnh hơn các hệ thống công nghệ cao, bao gồm máy bay không người lái, radar và tên lửa chống hạm, thường là sản xuất trong đối tác với các công ty nước ngoài.
Hà Nội cố gắng để nhận được những loại vũ khí tiên tiến mà Nga không thể cung cấp và đang đối mặt với áp lực từ phương Tây ép giảm mua vũ khí từ Matxcơva trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, - như các nhà phân tích nhận xét.
Người dân vùng đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp tranh thủ bắt cá trong những ngày cá từ đồng ruộng bơi ra các nhánh sông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2022
Thuỷ sản Việt Nam bắt đầu ‘ngấm đòn’ lạm phát
Novye Izvestiya cho biết thêm, cần thêm vấn đề này nảy sinh do các lệnh trừng phạt của phương Tây với việc nhận vũ khí và phụ tùng đã mua sẵn, chi phí sửa chữa và dịch vụ hậu mãi đắt giá đối với thiết bị.
Tại Việt Nam hiện nay, không ít chính trị gia và quan chức quân sự lo ngại về quan hệ mật thiết giữa Matxcơva và Bắc Kinh và không muốn có những vũ khí giống như Trung Quốc, vốn cũng mua khá nhiều từ Matxcơva, đặc biệt là về các phương tiện trên bình diện tác chiến điện tử, mật mã, thông tin trực quan và an ninh mạng, - ấn bản Nga phản ánh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала