Theo lời khuyên của "các đối tác phương Tây": Nhật Bản quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt

© AP Photo / Itsuo InouyeQuốc kỳ Mặt trời mọc trên nền tàu tuần tra Kurama của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản
Quốc kỳ Mặt trời mọc trên nền tàu tuần tra Kurama của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2023
Đăng ký
Vào cuối năm 2022, Nhật Bản đã thông qua các dự thảo sửa đổi 3 văn bản quan trọng về quốc phòng bao gồm Chiến lược an ninh quốc gia sửa đổi, Chiến lược quốc phòng và Chương trình quốc phòng trung hạn.
Điều này có nghĩa là chính phủ Nhật Bản có ý định tăng cường đáng kể tiềm lực quân sự của nước này, như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 18/1. Những điều kiện tiên quyết nào khiến Nhật Bản quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt? Ai được hưởng lợi từ sự căng thẳng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Vô số lời biện giải

Tokyo đang cố gắng biện giải cho những hành động như vậy trong chiến lược an ninh quốc gia bằng việc tình hình an ninh ngày càng xấu đi cả trong khu vực và trên toàn thế giới. Theo các văn bản mới, Nhật Bản coi Trung Quốc là "thách thức chiến lược lớn nhất" và Triều Tiên là "mối đe dọa thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước". Có vẻ như các chính trị gia Nhật Bản đã quên hoặc muốn quên rằng sau Chiến tranh thế giới thứ hai và theo Hiến pháp được thông qua năm 1947, Nhật Bản không thể duy trì quân đội có khả năng gây chiến. Theo Điều 9 của Hiến Pháp, nhân dân Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh với tư cách chủ quyền quốc gia, từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng lực lượng vũ trang như một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế".
Máy bay chiến đấu Chengdu J-20 của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2022
Chiến đấu cơ Trung Quốc J-20 – đối thủ tiềm năng nhất của Không quân Nhật Bản
Luật cơ bản của đất nước này quy định rằng, Nhật Bản sẽ không bao giờ tạo ra các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không, cũng như các phương tiện chiến tranh khác. Sau đó, ba nguyên tắc hạt nhân cũng được hình thành: không sở hữu, không sản xuất và không nhập khẩu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong thời gian đã trôi qua kể từ khi hiến pháp được thông qua, Nhật Bản đã đưa rất nhiều sửa đổi vào văn kiện này khiến nội dung hiến pháp gần như mờ nhạt.

Giải pháp đắt tiền

Nhà phân tích quân sự Vladimir Prokhvatilov cho rằng, việc quân sự hóa sẽ khiến người dân Nhật Bản phải trả giá đắt vì một số lý do:

“Nhật Bản cực kỳ lo ngại về hoạt động của Trung Quốc gần quần đảo Senkaku, các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên không thể đoán trước được và tình hình căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhìn chung, việc tăng cường sức mạnh quân sự của bất kỳ quốc gia nào khiến các nước láng giềng cho rằng, nước này làm như vậy vì một lý do nào đó, và họ cũng bắt đầu củng cố quân đội, củng cố quốc phòng và hiện đại hóa vũ khí của mình. Liên quan đến điều này là sự gia tăng ngân sách quốc phòng để phát triển các hệ thống vũ khí và công nghệ thế hệ thứ năm."

Các chiến sĩ hải quân của khu trục hạm Thẩm Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Tokyo thông báo tàu hải quân Trung Quốc đi vào vùng biển Nhật Bản
"Chi phí sản xuất các loại vũ khí mới đang tăng lên đáng kể: đây là chi phí cao về nguyên liệu, điện năng, cộng với chi phí vận chuyển, tiền lương của các nhà phát triển, công nhân, v.v. Đồng thời, cần phải thanh lý các thiết bị lỗi thời, đây là một loạt các biện pháp và một khoản mục chi phí bổ sung. Sự hiện diện của các lực lượng vũ trang bên ngoài lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là sự tham gia vào cuộc xung đột vũ trang, đòi hỏi chi phí rất lớn. Chứng tỏ về điều đó là tổng số tiền được Mỹ đổ vào Afghanistan trong 20 năm ước tính lên tới 2,3 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, chi tiêu đang gia tăng khi năng lực quốc phòng đang được tăng cường trong không gian mạng và không gian vũ trụ. Hơn nữa, phải nói thêm về việc tăng lương cho quân nhân và tăng chi phí cho chế độ đào tạo, bồi dưỡng dành cho quân nhân, ngay cả khi số lượng của họ không tăng lên ... ".
Nhật Bản từng bước nhỏ tiến tới mục tiêu lớn để trở thành một cường quốc quân sự đầy đủ giá trị. Và những thay đổi mới nhất trong Chiến lược Quốc phòng đã khẳng định điều này.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Dmitry Streltsov, trưởng Khoa nghiên cứu phương Đông của Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), lưu ý:
“Thời gian gần đây, một tình huống rất đáng báo động bắt đầu hình thành xung quanh Nhật Bản”.
“Các nhà chức trách Nhật Bản buộc phải tính đến những mối nguy cơ mà theo họ có thể đe dọa Nhật Bản từ ba phía - đó là Trung Quốc, Triều Tiên và Nga. Bối cảnh đầy thách thức đang ảnh hưởng đến tâm lý của công chúng."
 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại căn cứ Asaka - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2023
Nhật Bản và Vương quốc Anh ký kết thỏa thuận quân sự chống lại Trung Quốc và Nga
"Theo nhiều cuộc thăm dò ý kiến, ngày càng nhiều người dân Nhật Ban tin rằng, Tokyo nên có lập trường cứng rắn hơn để bảo vệ lợi ích quốc gia. Bây giờ chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản tương đương với chi tiêu của Hàn Quốc, Pháp và Nga. Nếu ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tăng lên 2% GDP trong vòng 5 năm, thì ngân sách của nước này sẽ trở thành lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, liệu họ có thể làm được điều này hay không - thời gian sẽ trả lời”.
Lần này, chiến lược phòng thủ quốc gia nêu rõ việc sở hữu “khả năng phản công” vào các mục tiêu trên lãnh thổ của kẻ thù tiềm năng.
“Trong trường hợp bị kẻ thù tấn công bằng tên lửa, Nhật Bản cần phải có khả năng phản công, nghĩa là khả năng tiến hành cuộc phản công hiệu quả để ngăn chặn các cuộc tấn công vũ trang tiếp theo từ kẻ thù”, - tài liệu viết.
Các điều kiện để phát động cuộc phản công là một cuộc tấn công vào Nhật Bản, mối đe dọa đối với sự tồn tại của Nhật Bản do cuộc tấn công vào một quốc gia thân thiện, cũng như việc thiếu phương tiện phù hợp để đẩy lùi cuộc tấn công.

NATO đang mở rộng sang châu Á?

Năm 2022, ở Thái Bình Dương đã diễn ra cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia quy mô lớn nhất thế giới do hải quân Mỹ dẫn đầu với sự tham dự của đại diện 25 quốc gia khác.
Hoạt động quân sự của Mỹ ở châu Á (kể cả việc thành lập liên minh an ninh ba bên AUKUS) cho thấy rõ rằng, sau khi quân sự hóa thành công châu Âu, Washington đang có nhiều nỗ lực củng vố sức mạnh quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương. Bao gồm cả sự tham gia của Nhật Bản, quốc gia sẽ tăng chi tiêu an ninh lên 2% GDP trong tương lai gần, tương ứng với chi tiêu của hầu hết các quốc gia thành viên NATO. Do đó, ngày càng có nhiều lo ngại rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tiến gần đến kịch bản thành lập một NATO phiên bản châu Á.
Chuyên gia quân sự, Giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không Quân đội Nga Yuri Knutov cho rằng, hiện nay khả năng thành lập một "NATO châu Á" lớn hơn bao giờ hết:

“Lý do rất rõ ràng: Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột nghiêm trọng với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Trước hết, do vị trí chiến lược của hòn đảo này. Đài Loan cho phép hạm đội Trung Quốc tự do đi vào Thái Bình Dương. Đối với Mỹ và NATO, Đài Loan là một mắt xích quan trọng trên tuyến phòng thủ đầu tiên trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc cho phép phong tỏa hạm đội và phong tỏa thương mại đường biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan chỉ là cái cớ để leo thang quân sự. Trung Quốc đã trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Hoa Kỳ, đó là lý do tại sao NATO hiện chỉ định khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực ảnh hưởng của mình, biến khối quân sự xuyên Đại Tây Dương thành một cấu trúc toàn cầu. Bước đầu tiên là việc thành lập các khối QUAD và AUKUS trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, các khối này đang từng bước biến thành một “phương tiện trấn áp” Trung Quốc và Nga”.

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2023
Kim Jong-un cáo buộc Mỹ tạo ra "phiên bản châu Á của NATO"
Hoa Kỳ muốn thành lập một NATO châu Á để chống lại Trung Quốc, nhưng họ cố gắng che đậy ý đồ này bằng cách tạo ra các cấu trúc như QUAD và AUKUS, bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành một liên minh quân sự mới ở châu Á.

Một trong những vai chính của Nhật Bản

Nhà khoa học chính trị và nhà phương Đông học Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện về Châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế cao cấp (HSE) cho rằng, chính Nhật Bản, với tư cách là một đồng minh đáng tin cậy của Washington ở châu Á, đóng một trong những vai trò chính trong kịch bản chống Trung Quốc.

“Các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ hoạt động từ lãnh thổ Nhật Bản (trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc xung quanh Đài Loan). Chắn chắn rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia vào các chiến dịch bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc của các căn cứ Mỹ. Và, rõ ràng, họ sẽ tham gia vào các chiến dịch chống lại hạm đội Trung Quốc. Theo đó, khả năng Nhật Bản can dự vào cuộc xung đột Đài Loan là có tồn tại. Vì mối đe dọa của nó đang gia tăng một cách có hệ thống, nên các bên đang tích cực chuẩn bị cho cuộc xung đột này. Mặc dù trong các cuộc tập trận các bên tham gia phối hợp tác chiến với kịch bản bảo vệ các hòn đảo xa xôi, nhưng, đối với Nhật Bản, nội dung chính là quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, kịch bản này giống hệt với các nhiệm vụ sẽ được giải quyết để bảo vệ Đài Loan”, - chuyên gia Vasily Kashin lưu ý.

Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2023
Nhật Bản và Mỹ thỏa thuận phát triển lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới
Điều đáng chú ý là trong các tài liệu chính thức và những tuyên bố của các chính trị gia Nhật Bản, liên minh Mỹ-Nhật được gọi là "hòn đá tảng" trong chính sách an ninh của quốc gia này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала