EVN bị Bộ Công Thương "dí" deadline

© Ảnh : EVNNhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Công Thương vừa có văn bản “giục” Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
Theo đó, Bộ này đề nghị EVN tập trung nguồn lực, hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên. Mặt khác, phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán báo cáo theo đúng quy định.
Trên cơ sở quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính năm 2022 của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, bước tiếp theo Bộ Công Thương sẽ công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022.
Đây cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và mở rộng thị trường xuất khẩu - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2023
Thủ tướng nói giá điện của Việt Nam không thể giống nước phát triển

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Trước đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái, thừa uỷ quyền Thủ tướng Phạm Minh Chính, ký quyết định, từ ngày 3/2, khung giá bán lẻ điện bình quân (chưa gồm thuế VAT) tối thiểu là 1.826,22 đồng một kWh; và giá tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.
Như vậy, so với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng một kWh.
Khi có biến độ lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện và cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.
Cần lưu ý, việc điều chỉnh khung này chưa làm thay đổi ngay giá điện bán lẻ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.
"Khung giá bán lẻ điện bình quân" là mức sàn và trần để Chính phủ quy định cứng "giá bán lẻ điện bình quân". Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.
"Giá bán lẻ điện bình quân" - một căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất cho người dân, doanh nghiệp - hiện vẫn là 1.864,44 đồng một kWh. Mức này áp dụng từ năm 2019 đến nay.
Hỗ trợ đường dây điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Giá khí "ăn theo" giá dầu: EVN lo hết tiền mua điện
Hiện giá điện bán lẻ bình quân của Việt Nam là 1.864,44 đồng một kWh (tương đương 0,08 USD/kWh). Mức này hiện thấp hơn 50% so với Philippines - nước có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kWh); thấp hơn Indonesia (2.310 đồng một kWh), Thái Lan (3.273 đồng một kWh)... và hầu hết các nước phát triển khác.
Ngược lại, giá điện bình quân của Việt Nam cao hơn Lào (quốc gia có tới 70% thuỷ điện giá rẻ), một số quốc gia như Nga, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала