Tổng Bí thư ký nghị quyết quan trọng về công nghệ sinh học tại Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpHội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
Hội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Đăng ký
Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển, với các trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh thuộc nhóm hàng đầu châu Á. Bộ Chính trị đặt mục tiêu, đến năm 2045, công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 15% vào GDP cả nước.

Việt Nam sẽ là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển hàng đầu châu Á

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 36 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Theo đánh giá của Bộ Chính trị, thời gian qua, công nghệ sinh học tại Việt Nam đã chứng kiến những bước phát triển nhanh, đạt nhiều thành tựu quan trọng, ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Tuy nhiên, công nghệ sinh học vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, đây cũng chưa phải là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học còn lạc hậu so với khu vực và thế giới.
Nghị quyết của Bộ Chính trị khẳng định, phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới, là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
Từ đó, Bộ Chính trị đặt mục tiêu tập trung phát triển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu ở châu Á.
Ngành công nghiệp sinh học sẽ được tập trung xây dựng để trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước. Đến năm 2030, mục tiêu đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học.
Bộ Chính trị cũng đặt mục tiêu đưa công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng. Các doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu, đóng góp 7% vào GDP.
Tới năm 2045, Việt Nam phấn đấu là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học nằm trong nhóm dẫn đầu châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 15% vào GDP.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpHội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
Hội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Hội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước

Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghệ sinh học

Về hành động, Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
Theo đó, phải có chính sách vượt trội, phù hợp để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao.
Thiết lập cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học. Đồng thời, xây dựng, triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
Cùng với đó, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm công nghệ sinh học.
Nghị quyết cũng yêu cầu tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế; tập trung nghiên cứu, sản xuất thuốc, vắc xin đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong công nghiệp dược phẩm, công nghệ gien, sản xuất nguyên liệu và các loại thuốc sinh học, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược.
Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
Nghị quyết của Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục đầu tư hoàn thiện, sớm đưa các trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ở 3 miền Bắc, Trung, Nam vào hoạt động.
Thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, các trung tâm đánh giá, kiểm định. Triển khai xây dựng một số trung tâm kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu giám sát và phòng, chống dịch bệnh.
Học sinh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2022
Nền tảng giáo dục kỹ thuật số của Nga có kế hoạch hoạt động tại Việt Nam
Đảng đoàn Quốc hội chịu trách nhiệm chỉ đạo rà soát, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật.
Ban Cán sự Đảng Chính phủ được giao chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện chính sách liên quan đến phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện nghị quyết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật có liên quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала