Trung Quốc đổ xô đi mua cau non Việt Nam, Bộ NN&PTNT cảnh báo

© Sputnik / Taras IvanovKhông khí đón Tết Nguyên đán ở chợ hoa Quảng An
Không khí đón Tết Nguyên đán ở chợ hoa Quảng An - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2023
Đăng ký
Những năm gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua quả cau để chế biến đồ ăn vặt. Trong đó, cau non hiện có giá lên đến 26.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, đại diện Bộ NN&PTNT khuyến cáo người dân không nên trồng ồ ạt loại cây này, đề phòng khủng hoảng thừa.
Trên thực tế, đã có không ít lần người nông dân Việt Nam điêu đứng vì trồng cây ồ ạt khi thấy thương lái Trung Quốc tăng thu mua.

Trung Quốc mua cau Việt Nam làm gì?

Được biết, Trung Quốc là đất nước có thị trường đồ ăn vặt vô cùng đa dạng, trong đó có loại kẹo cau hay còn được gọi là cau khô tẩm vị. Để sản xuất loại kẹo cau này, các thương lái chọn mua loại cau non, hạt nhỏ hoặc không hạt, sau đó luộc trong nước sôi, sấy khô, đóng vào bao và chuyển sang Trung Quốc để làm kẹo.
Loại kẹo này có vị ngọt ngọt, the the như kẹo gừng, có công dụng chống viêm họng, giữ ấm cơ thể nên rất được ưa chuộng ở xứ Trung.
Một số tiktoker ở Việt Nam sau khi thử món kẹo cau Trung Quốc cho biết, kẹo cau rất cứng, có vị chát của cau, có vị ngậy của socola, nếu chưa ăn quen hoặc ăn vào buổi sáng sớm chưa ăn gì thì rất dễ bị say, đỏ mặt, hoa mắt,…
Ninh Thuận: Tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Lượng hàng hoá từ Việt Nam đi Mỹ đứng thứ 2 châu Á chỉ sau Trung Quốc

Bộ NN&PTNT lên tiếng cảnh báo

Liên quan đến việc thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua cau, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường khuyến cáo người dân không nên ham giá tốt mà trồng ồ ạt, đề phòng khủng hoảng thừa. Theo ông Cường, các thương lái Trung Quốc đến thu mua cau hoàn toàn theo đường tiểu ngạch.
“Cây cau không phải là cây trồng chính, nông sản chủ lực. Việt Nam không có quy hoạch trồng cau nên cơ quan chức năng rất khó quản lý. Do vậy, người dân cần cân nhắc, tính toán kỹ trước khi trồng loại cây này, bởi đây cũng là loại cây có thời gian phát triển kéo dài từ 3 - 5 năm mới có thể cho thu hoạch”, ông Cường nói.
Lãnh đạo Cục Trồng trọt cũng nhận định, việc thương lái Trung Quốc tăng mua cau non có thể do nhu cầu tiêu thụ loại quả này gia tăng đột biến. Dù vậy, có thể điều này chỉ mang tính nhất thời, chứ không tuân theo quy luật thị trường như các loại nông sản xuất khẩu khác.
Hiện nay, Cục Trồng trọt không quy hoạch trồng cau, do đây không phải là cây lương thực chủ lực của Việt Nam. Về việc Trung Quốc thu mua cau non ồ ạt, Cục Trồng trọt đề nghị chính quyền địa phương vào cuộc, tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác động tiêu cực của việc trồng ồ ạt loại cây này.
Trên thực tế, có không ít lần người nông dân Việt Nam điêu đứng vì trồng cây ồ ạt khi thấy thương lái Trung Quốc tăng thu mua. Gần nhất là vào đầu năm 2022, các tỉnh miền Tây xảy ra tình trạng thanh long bị dư thừa, ế ẩm do thương lái Trung Quốc đột ngột dừng thu mua.
“Chúng ta đã có quá nhiều bài học về việc phá bỏ cây này, trồng cây kia khi giá lên cao và không theo định hướng, không có thị trường ổn định. Rồi khi không bán được, không có người thu mua thì người dân lại lao đao”, ông Cường cảnh báo.
Giai đoạn đầu của việc chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hậu Giang  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2023
Ngạc nhiên với 3 mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam
Chính vì vậy, cơ quan quản lý khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác khi thấy giá cau non cao tăng một cách ồ ạt. Không nên vội vàng phá bỏ loại các loại cây trồng khác để trồng cau.
“Bởi cứ phá cây này trồng cây kia rồi đến khi thương lái không mua nữa thì cơ quan chức năng không can thiệp được vì đây là hành động tự phát”, Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала