Đức ban bố đạo luật mới, Việt Nam ứng phó thế nào?

© AP Photo / Hau DinhContainer vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2023
Đăng ký
Đức ban bố Đạo luật mới khiến hàng xuất khẩu Việt Nam gặp khó. Theo đó, Luật về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (LkSG) của Đức thông qua hồi tháng 6/2021 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2023.
Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên ứng phó thế nào với đạo luật mới của Đức?

Đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng (LkSG)

Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức (LkSG) có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 với mục tiêu cải thiện công tác bảo vệ các quyền con người trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đức ban bố đạo luật này nhằm ngăn chặn những hành vi xâm phạm như: Tình trạng lao động trẻ em và cưỡng bức lao động, cấm những chất có hại cho con người và môi trường, chống phân biệt đối xử, trả lương phù hợp và thời gian làm việc đúng mức.
Trong LkSG có những tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với những doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của Đức. Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu, chiếm hơn 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác của châu Âu.

“Tuy nhiên để đạt được những hiệu quả nhất định, doanh nghiệp Việt Nam phải chấp hành các điều kiện khắt khe trong quy trình sản xuất và xuất khẩu đến các thị trường khó tính như EU nói chung và Đức nói riêng”, - Doanh nghiệp và hội nhập dẫn lời ông Tuấn nhấn mạnh.

Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành - Lào Cai sôi động ngay từ những ngày đầu năm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2023
Xuất khẩu Việt Nam bước vào “cuộc chơi khắt khe” hơn trong năm 2023
Với điều luật này, doanh nghiệp Đức buộc phải kiểm soát những rủi ro cho con người và môi trường có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp Đức cũng xây dựng một cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả và phù hợp cho các chuỗi cung ứng của mình và lồng ghép cơ chế đó vào tất cả những chu trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy bắt buộc doanh nghiệp Việt cần có sự thay đổi để thu hút sự chú ý của thị trường tiềm năng này.
Bà Lanh Huyền Như, Quản lý Dự án chuỗi cung ứng bền vững tại Việt Nam đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến nội dung của Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng (LkSG) và ý nghĩa của Điều luật đối với doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, mục tiêu của đạo luật LkSG của Đức nhằm cải thiện công tác bảo vệ các quyền con người trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn những hành vi xâm phạm. Đạo luật này cũng yêu cầu các doanh nghiệp Đức xây dựng một cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả và phù hợp cho các chuỗi cung ứng của mình và lồng ghép cơ chế đó vào tất cả những chu trình sản xuất, kinh doanh.
Các doanh nghiệp khác có những ý kiến quan tâm xoay quanh các thách thức và cơ hội cho hai bên doanh nghiệp Việt - Đức trong việc thực hiện những nghĩa vụ của các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng theo Điều luật này, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh giao thương giữa doanh nghiệp hai quốc gia trong thời gian tới.

Tránh vi phạm

Theo các chuyên gia, ba trọng điểm cần lưu ý ở LkSG là quyền của người lao động, quản lý rủi ro và giám sát việc thực hiện sản xuất, kinh doanh bền vững.
Ông Huỳnh Lê Linh Vũ, chuyên gia nghiên cứu thị trường trong mạng lưới của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) lưu ý rằng, khi vi phạm bất kỳ điều gì ở LkSG, khả năng đưa sản phẩm vào thị trường Đức rất thấp.

“Trước đây, những quy định trên chủ yếu mang tính khuyến khích, giờ trở thành điều kiện cần nếu muốn xuất khẩu sang thị trường của họ”, - VnExpress dẫn lời ông Vũ nói.

Về khía cạnh quyền người lao động, ông Vũ đặc biệt lưu ý với ngành may mặc. Ngành này thường xuyên cần gia công bên ngoài với các nhà thầu phụ. Các doanh nghiệp thường ít hoặc gặp khó trong việc quản lý môi trường làm việc ở các nhà thầu phụ này. Tuy nhiên, đạo luật LkSG không chỉ điều tra và đánh giá các vấn đề lao động và việc làm tại chính doanh nghiệp mà còn quan tâm cả thầu phụ nhận gia công cho doanh nghiệp đó.
Về nội dung bảo vệ môi trường, nông sản là một trong những nhóm hàng dễ bị ảnh hưởng nhất nên cần chú trọng vào khâu kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Vũ nêu thực trạng người nông dân có thể trung thực nhưng những người bán thuốc bảo vệ thực vật lại tìm cách "lách" luật. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải đồng hành cùng nông dân trong khâu điều tra và kiểm soát vấn đề này.
Сontainer - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2023
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Hàng Việt Nam xuất khẩu top đầu thế giới
Dẫn chứng thực tế thời gian qua, phần lớn nông sản Việt Nam không thể trực tiếp đưa vào Đức mà thường thông qua Hà Lan, Pháp vì không đáp ứng được tiêu chuẩn của nước này. Điển hình là trái thanh long do bị áp thêm chế tài riêng từ năm 2018, khi xuất hàng phải kèm theo bảng kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gồm 570 chất.

“Nếu Việt Nam không kiểm soát một cách nghiêm túc vấn đề trên, việc mất thị phần là điều dễ xảy ra trước mắt. Riêng trái cây nhiệt đới, không chỉ cạnh tranh với các nước trong khu vực, Việt Nam còn chịu sức ép khi Tây Ban Nha đã trồng được chanh dây, thanh long... Các nước EU đang hạn chế hơn về việc sử dụng nông phẩm không có nguồn gốc trong khối để giảm thiểu rủi ro”, - theo ông Huỳnh Lê Linh Vũ.

Việt Nam có nhiều cơ hội

Như đã biết, thời gian qua, Việt Nam đã là điểm đến thu hút đầu tư của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Đức.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đức năm 2022 đạt hơn 8,9 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2021. Đức cũng là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác của châu Âu.
Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam) cho biết, đơn vị nhận được ngày càng nhiều yêu cầu tìm nhà cung ứng tại Việt Nam.
“AHK Việt Nam nhận được ngày càng nhiều yêu cầu tìm nhà cung ứng tại Việt Nam trong thời gian gần đây”, - ông Nguyễn Ngọc Sang, Trưởng Phòng Đại Diện Incubator - AHK Việt Nam thông tin.
AHK Việt Nam nhận định, việc đáp ứng những điều kiện của Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng (LkSG) sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt.
Ông Nguyễn Ngọc Sang, Trưởng Phòng Đại Diện Incubator - AHK Việt Nam thông tin, cùng vị trí địa lý được xem như “cửa ngõ” khu vực ASEAN vốn đang phát triển rất năng động. Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư bởi chi phí nhân công rẻ, khả năng tuân thủ lao động cao, thị trường tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền cũng như cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng.
Chuyên gia lưu ý, về toàn cảnh xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam thu hút sự chú ý của nhiều nước, đặc biệt là Đức, tình hình xuất nhập khẩu giữa Đức - Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt, Việt Nam là nền kinh tế mở, với nhiều hiệp định thương mại được ký kết, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
“Điều này, giúp Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư châu Âu nói chung và Đức nói riêng, nhằm tận dụng các lợi thế mà EVFTA mang lại. Nhiều doanh nghiệp FDI đang muốn đa dạng chuỗi cung ứng cũng chọn Việt Nam là điểm đến”, - chuyên gia lưu ý.
Ông Leif Schneider, Phó Chủ tịch Hội đồng Luật EuroCham, khuyên các doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng vì về cơ bản những điều luật kể trên không mới, một số nước trong khu vực đã áp dụng và sẽ sớm trở thành xu thế tất yếu cho thương mại châu Âu.
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2022
Khi xuất khẩu của Việt Nam suy giảm…
Các doanh nghiệp nên nghiêm túc tìm hiểu điều luật mới để biết chính xác những gì cần đáp ứng nếu muốn tiếp xúc thị trường Đức. Sau đó, doanh nghiệp tập trung đào tạo và chuyển giao kiến thức về quyền của người lao động và bảo vệ môi trường, từng bước khắc phục những điểm còn thiếu sót.
Với việc đã có sẵn Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA), nếu các doanh nghiệp Việt đáp ứng tốt quy định về quyền người lao động và bảo vệ môi trường, sẽ sở hữu nhiều lợi thế hơn hẳn các nước trong khu vực và có thể là cả châu Á.
“Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành địa điểm đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, - ông Scheneider khẳng định.
Cũng theo các chuyên gia, mặc dù có những khó khăn bước đầu, song trên thực tế luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng tạo ra cho Việt Nam cơ hội về lợi thế địa điểm trên thị trường thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала