Nga đánh bật vũ khí khỏi tay Mỹ

© Sputnik / Natalya SeliverstovaDấu hiệu đô la trên bảng điểm của tỷ giá hối đoái
Dấu hiệu đô la trên bảng điểm của tỷ giá hối đoái - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ coi là tương đương với vũ khí hạt nhân, đã không giáng được đòn như mong muốn đối với nền kinh tế Nga, điều này đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của công cụ này nói chung, Bloomberg viết.

“Mỹ đã dần mất đi đòn bẩy đối với các quốc gia chịu lệnh trừng phạt gồm danh sách ngày càng dài. Các nướcnhư Iran, Cuba, Syria, Myanmar, Triều Tiên và Venezuela, và bây giờ là Nga và Trung Quốc với nền kinh tế lớn và mạng lưới thương mại toàn cầu rộng lớn của họ đã đi đến kết luận rằng các biện pháp trừng phạt sẽ tồn tại mãi mãi và tốt hơn là nên thích nghi với chúng và định hướng lại hoạt động thương mại sang các thị trường khác hơn là cố gắng dỡ bỏ chúng”, - Agedit Desmarais, cựu quan chức Bộ Tài chính Pháp, nói với tờ The New York Times.

Nền kinh tế Nga, Bloomberg viết, đã suy giảm ít hơn nhiều so với dự báo và dự kiến ​​sẽ chuyển sang tăng trưởng vào năm 2023. Nga đã mất các thị trường quan trọng và các nhà cung cấp hàng hóa quan trọng, nhưng nước này cũng đã tìm thấy những thị trường mới, bao gồm cả việc thúc đẩy thương mại với Trung Quốc nhiều hơn nữa.
Điều này, theo tác giả bài báo, chỉ ra những rủi ro lớn của chiến lược "sốc và sợ" của Mỹ. Trước đây, các quốc gia từng là mục tiêu trừng phạt của Mỹ không thể cạnh tranh với các nền kinh tế phương Tây. Tuy nhiên, với Nga và Trung Quốc, mọi chuyện lại khác. Các biện pháp được thiết kế để buộc các quốc gia hành động theo các quy tắc của trật tự Mỹ cuối cùng có thể thúc đẩy họ phát triển trật tự riêng của mình.
Trong một trật tự thế giới đang thay đổi nhanh chóng, với việc Hoa Kỳ lần đầu tiên phải đối mặt với sự cạnh tranh quyền lực lớn sau nhiều thập kỷ, đã đến lúc giảm bớt kỳ vọng về các mục tiêu có thể đạt được bằng các biện pháp trừng phạt, Bloomberg kết luận.
Đại diện cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2023
Borrell nói EU không muốn sự hủy diệt của Nga

Áp lực trừng phạt lên Nga

Liên bang Nga nhiều lần tuyên bố nước này sẽ đối phó với áp lực trừng phạt mà phương Tây bắt đầu gây ra cho Nga vài năm trước và tiếp tục gia tăng. Moskva lưu ý phương Tây thiếu can đảm thừa nhận sự thất bại của các biện pháp trừng phạt chống lại Liên bang Nga. Ở chính các nước phương Tây, người ta hơn một lần nghe thấy ý kiến ​​​​cho rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga là không hiệu quả. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó từng tuyên bố chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là chiến lược lâu dài của phương Tây, và các biện pháp trừng phạt giáng đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, mục tiêu chính của phương Tây là làm xấu đi cuộc sống của hàng triệu người.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала