Công nhân PouYuen Việt Nam bị thu 10% trợ cấp thôi việc vì thuế thu nhập cá nhân

© Ảnh : Nam DươngCông nhân Công ty PouYuen sẽ được thưởng Tết theo thâm niên.
Công nhân Công ty PouYuen sẽ được thưởng Tết theo thâm niên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Đăng ký
Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM), một trong những doanh nghiệp có nhiều lao động nhất TP.HCM và cả nước vừa chính thức cho 2.358 công nhân nghỉ việc.
Tuy nhiên, các khoản trợ cấp có phần khấu trừ thuế 10%. Công ty thu tiền để nộp cho ngành thuế. Sau này khi làm thủ tục giảm trừ gia cảnh, công nhân sẽ được hoàn lại.

Thông báo của PouYuen Việt Nam

Do nhận được ít đơn hàng, công ty TNHH PouYuen Việt Nam (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) đã chấm dứt hợp đồng lao động với 2.358 công nhân, người lao động, từ tháng 3/2023.
Cụ thể, thông tin này được xác nhận tại cuộc làm việc của lãnh đạo Công ty TNHH PouYuen Việt Nam với quan chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và ban ngành liên quan của thành phố Hồ Chí Minh trước đó, doanh nghiệp này đã chính thức thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với 2.358 người do khó khăn về hoạt động kinh doanh, cụ thể là sụt giảm đơn hàng.
Theo dữ liệu công bố chính thức, tổng số tiền công ty hỗ trợ cho nhóm công nhân phải chấm dứt hợp đồng đợt này khoảng 275 tỷ đồng.
Sở LĐTB&XH TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, trong số 2.358 người lao động của công ty TNHH PouYuen Việt Nam bị chấm dứt hợp đồng lao động có khoảng 370 người có thâm niên làm việc trên 20 năm sẽ được nhận mức hỗ trợ cao nhất, từ 300 – 379 triệu đồng/người.
Từ nay đến hết tháng 3, những người lao động này sẽ không đến nhà máy làm việc nhưng vẫn được trả lương và đóng các khoản bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Dự kiến, ngày 8/3/2023, công ty TNHH PouYuen Việt Nam sẽ trả lương tháng 2 cho 2.358 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và ngày 7/4 sẽ trả lương tháng 3 và tiền hỗ trợ thôi việc qua tài khoản ngân hàng.
Từ ngày 20/4 đến 28/4/2023, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam sẽ chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2023
Động thái mới của tập đoàn Pou Chen sau khi PouYuen Việt Nam cắt giảm lao động

Công nhân PouYuen bị thu 10% trợ cấp thôi việc

Như đã đề cập, mỗi người lao động được hỗ trợ 0,8 tháng lương cho mỗi năm làm việc. PouYuen Việt Nam cũng cho biết, tiền trợ cấp thấp nhất khoảng 12 triệu đồng và cao nhất lên đến 379 triệu đồng.
Tuy nhiên, thông tin công nhân PouYuen bị thu 10% trợ cấp thôi việc gây xôn xao. Về vấn đề này, đại diện Pouyuen cho biết số tiền trợ cấp này vẫn bị tính thuế thu nhập cá nhân.
Trước đó, năm 2020 khi cắt giảm hàng nghìn lao động, công ty từng có văn bản hỏi Cục thuế TP.HCM thì được biết đây là “quy định bắt buộc”.
Thực tế, đại diện Cục thuế TP.HCM cho biết việc tính tiền trợ cấp trong đợt cắt giảm lần này ở PouYuen vẫn thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Theo đó, khoản trợ cấp thôi việc chi trả theo Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế.
Tuy nhiên, Pouyuen đã trả một khoản ngoài quy định nên phải tính vào phần thu nhập chịu thuế. Cụ thể, nếu khoản trợ cấp từ 2 triệu đồng trở lên thì bị khấu trừ 10%.
Đại diện Cục Thuế thông tin với Zing rằng, công ty Pouyuen có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động để cuối năm họ làm thủ tục khai quyết toán thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần trên toàn bộ thu nhập chịu thuế trong năm.
“Nếu số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, công nhân sẽ được hoàn trả sau này”, nhà chức trách cho hay.

Công nhân khối FDI bị cắt giảm giờ làm

Trước đó, theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, tính từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1/2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại 50 tỉnh, thành phố gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động.
Trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 491.212 người, chiếm 89,82% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 7.000 người, chiếm 1,28%; chấm dứt hợp đồng lao động với 48.623 người, chiếm 9% tổng số người bị ảnh hưởng.
Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng); chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang... (chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng của toàn quốc).
Có 36 doanh nghiệp ở 16 tỉnh/thành phố, nợ 74,29 tỉ đồng tiền lương của 5.979 người lao động, bình quân nợ 12,42 triệu đồng/người; đến nay đã giải quyết 17,83 tỉ đồng tiền lương của 486 người lao động; chưa giải quyết 56,45 tỷ đồng tiền lương của 5.493 người lao động.
So với năm 2021, số doanh nghiệp, người lao động và tổng số tiền nợ đều giảm nhưng mức nợ lương bình quân tính trên lao động cao hơn (năm 2021 là 62 doanh nghiệp nợ 79,39 tỷ đồng tiền lương của 8.300 người lao động, bình quân nợ 9,56 triệu đồng/người).

Giảm số vụ đình công

Cũng theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với sự chia sẻ của người lao động và nỗ lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người lao động của người sử dụng lao động nên tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022.
Trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (tính trong tháng 12/2022 và hết tháng 1/2023), cả nước xảy ra 26 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 25 cuộc so với dịp Tết Nguyên đán năm 2022 (xảy ra 51 cuộc).

“Tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể không phức tạp so với các năm trước”, - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp, ngừng việc là do doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động không đồng tình với mức thưởng tết, đề nghị đảm bảo chất lượng bữa ăn ca, thái độ của quản lý đối với người lao động không phù hợp.
Công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2023
Đã rõ kế hoạch cắt giảm hàng nghìn lao động ở PouYuen Việt Nam
Khi tranh chấp, ngừng việc tập thể diễn ra, tổ chức công đoàn đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hỗ trợ các bên đối thoại, thương lượng, tìm biện pháp giải quyết.
Với sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn và các cơ quan chức năng, trên tinh thần chia sẻ giữa người lao động và người sử dụng lao động để doanh nghiệp ổn định sản xuất, nhiều kiến nghị của người lao động đã được người sử dụng lao động thực hiện, toàn bộ người lao động đã trở lại làm việc bình thường.
“Không có vụ việc kéo dài, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự”, báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала