Đã rõ kế hoạch cắt giảm hàng nghìn lao động ở PouYuen Việt Nam

© Ảnh : Thanh Vũ/TTXVNCông nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam
Công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2023
Đăng ký
Trong tháng 3/2022, hợp đồng lao động của 2.500 công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (thuộc tập đoàn Pou Chen, Đài Loan), tại quận Bình Tân, TP.HCM sẽ hết hạn nhưng công ty không thể ký hợp đồng mới với những người này do thiếu đơn hàng.
Hiện đại diện Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM) đã thực hiện hỗ trợ cho 2.358 công nhân mất việc 0,8 tháng lương cho mỗi năm làm việc. Người nhận cao nhất được 379 triệu đồng, thấp nhất 12 triệu đồng.

PouYuen chi 275 tỷ đồng hỗ trợ công nhân mất việc

Sáng 25/2, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM) đã mời công nhân mất việc trong đợt cắt giảm này đến để thông báo các chế độ liên quan, trong đó có mức hỗ trợ mất việc.
Trước đó, thông tin với các cơ quan chức năng quận Bình Tân, TP.HCM, Ban Giám đốc PouYuen Việt Nam cho biết, khi công nhân đồng thuận chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp 0,8 tháng lương cho mỗi năm làm việc.
Tiền lương tính trợ cấp là bình quân tiền lương 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm lương theo hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp.
Đặc biệt, tổng số tiền hỗ trợ cho công nhân khoảng 275 tỷ đồng, bình quân mỗi công nhân được nhận khoảng 116 triệu đồng/người, nhiều nhất 379 triệu đồng/người, thấp nhất 15 triệu đồng/người. Công nhân bị trừ 10% thuế thu nhập.
Thông tin với báo Tuổi trẻ, chị N.T.S. (48 tuổi, quê Long An), công nhân may có thâm niên làm việc 12 năm - cho biết mức trợ cấp chị nhận được khoảng 260 triệu đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2020
Công ty PouYuen Việt Nam cắt giảm gần 2.800 công nhân
“12 năm đi làm, đi xe đưa rước của công ty từ nhà. Sáng nào xe cũng bắt đầu chạy từ 5h, nay nghỉ việc không còn đón xe, không còn vào xưởng cũng buồn lắm. Hôm nay chắc là ngày cuối đi xe này đến công ty”, - nữ công nhân xúc động nói.
Theo chị S., hôm nay công ty mời lên thông báo nghỉ việc chính thức, nhưng trước đó cả xưởng chị đã được cho nghỉ, không đến công ty "vì không còn hàng làm".
Theo lời kể của chị S., có người trong xưởng của chị đã làm 23 năm, người 15-17 năm.
“Như tôi giờ đã 48 tuổi nên nghỉ việc xong chắc không đi làm công nhân nữa. Số tiền công ty hỗ trợ mất việc dùng để làm ăn, buôn bán gì đó ở quê”, - chị S. cho biết.
Về chế độ hỗ trợ, lao động thâm niên trên 20 năm (chiếm 16%, khoảng 370 người) có lương căn bản hơn 10 triệu đồng/tháng. Đây là nhóm nhận hỗ trợ cao nhất, trên 300 triệu đồng/người, có trường hợp nhận 379 triệu đồng. Nhóm thấp nhất nhận 12 triệu đồng, số này chỉ chiếm 3%.
PouYuen Việt Nam cho biết, từ nay đến ngày 31/3, công nhân sẽ không đến nhà máy làm việc nhưng vẫn nhận đủ lương, được đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm xã hội.
Cùng với đó, công ty sẽ quy ra tiền để trả cho người lao động số ngày phép năm chưa sử dụng. Dự kiến ngày 7/4, người lao động sẽ nhận các khoản hỗ trợ qua chuyển khoản.
Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2023
Động thái mới của tập đoàn Pou Chen sau khi PouYuen Việt Nam cắt giảm lao động
Ngày 8/3, công ty sẽ trả lương tháng 2; lương tháng 3 và tiền hỗ trợ sẽ được chi trả vào ngày 7/4. Từ 20/4 đến 28/4/2023, công ty sẽ chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

“Chưa có kế hoạch cắt giảm nào khác”

Ngày 24/2, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam.
Như Sputnik đã thông tin, báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội gửi UBND TP.HCM nêu rõ, do thiếu đơn hàng nên Công ty TNHH PouYuen Việt Nam sẽ không tiếp tục ký hợp đồng lao động (khi hợp đồng lao động hết hạn) với khoảng 3.000 lao động có hợp đồng 1 - 3 năm.
Cùng với đó, công ty cũng cắt giảm lao động với số lượng khoảng 3.000 người. Số lao động bị cắt giảm thuộc nhóm phải nghỉ chờ việc, nghỉ luân phiên kéo dài, do một nhãn hàng giày rút đơn hàng từ năm 2022.
Tại cuộc làm việc, ông Bình cho biết, với số lượng lao động rất lớn (trên 50.000 lao động) thì những đợt cắt giảm lao động, những biến động lao động của công ty ảnh hưởng đến tâm lý người lao động ở nhiều nơi, đến dự báo về chuyển dịch lao động, việc làm... của nhiều ban, ngành liên quan cũng như chính sách hỗ trợ người lao động.
Do đó, theo đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, công ty cần phải có thông tin chính xác. Ông Vũ Trọng Bình mong muốn doanh nghiệp chia sẻ thông tin về kế hoạch cắt giảm lao động trong ngắn hạn và dài hạn.
Thông tin về tình hình cắt giảm lao động, đại diện PouYuen Việt Nam cho biết con số ban đầu đưa ra là cắt giảm 3.000 lao động nhưng đến nay công ty đã chốt thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với 2.358 người. Công ty sẽ làm việc chính thức với công nhân trong đợt cắt giảm này vào ngày 25/2.
Lý giải về nguyên nhân phải cắt giảm nhân công, đại diện PouYuen cũng cho biết vấn đề khó khăn về đơn hàng dẫn đến cắt giảm lao động cũng là vấn đề chung của nhiều công ty khác tại Việt Nam đang gặp phải. Do vậy, rất khó đưa ra những dự đoán chính xác về tình hình kinh doanh thời gian tới.
Tuy nhiên, PouYuen Việt Nam khẳng định, ngoài 2.358 lao động nói trên, trong ngắn hạn công ty không có thêm kế hoạch cắt giảm lao động nào.
Ông Bình hoan nghênh việc công ty khẳng định chưa có kế hoạch cắt giảm nào khác trong ngắn hạn sau đợt cắt giảm 2.358 lao động đã nêu. Cần nhấn mạnh, đây không phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng giữa doanh nghiệp với người lao động.
May bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Một công ty cắt giảm hơn 1.400 lao động: Sở LĐ-TB-XH có giải pháp gì?
Nhận định về tình hình việc làm, ông Bình nói việc cắt giảm lao động hiện nay ở các doanh nghiệp không có gì bất thường.
“Đây chỉ là cắt giảm cục bộ trong một số lĩnh vực ngành nghề, diễn ra ở một số địa phương. Nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực ngành nghề khác vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn”, - ông Bình nói.
Theo ông, sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư theo ngành ở các địa phương dẫn đến dịch chuyển trong cơ cấu lao động. Do đó, có thể sắp tới, nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề thâm hụt lao động sẽ không tiếp tục đầu tư vào TP.HCM mà chuyển sang các địa phương khác để giảm chi phí.
Đối với PouYuen Việt Nam, ông Bình đánh giá chế độ hỗ trợ lao động mất việc 0,8 tháng lương cơ bản cho mỗi năm làm việc của PouYuen là cao hơn quy định pháp luật.
Cụ thể, luật quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động thời gian làm việc từ năm 2009 trở về trước, với mỗi năm là nửa tháng lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Lòng tin phục hồi

Bà Lê Thị Kiều Phượng, giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM cho hay, trung tâm sẽ phối hợp với công ty để tìm hiểu nhu cầu của người lao động. Theo đó, nếu người lao động có nhu cầu về làm việc ở quê, trung tâm sẽ kết nối với các tỉnh để giới thiệu việc làm cho người lao động.
“Đối với lao động muốn tiếp tục làm việc tại TP.HCM, trung tâm sẽ kết nối với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng để người lao động sớm tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống”, - bà Phượng bày tỏ.
Như đã biết, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam thuộc Tập đoàn quốc tế Pou Chen Đài Loan, hoạt động ở lĩnh vực sản xuất giày và được mệnh danh là Samsung ngành da giày”. Đây là một trong những doanh nghiệp có số lao động lớn nhất tại TP.HCM với trên 50.500 người.
Thời điểm trước đại dịch COVID-19, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cũng đã thực hiện một đợt cắt giảm tương tự với khoảng 2.800 lao động do thu hẹp sản xuất vào tháng 6/2020.
Theo đó, công ty đã chi trả trợ cấp cho toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại công ty mỗi năm một tháng tiền lương (bình quân 6 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động), kể cả thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến 2020. Có trường hợp đã nhận hơn 250 triệu đồng.
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2022
Chuyện gì đang xảy ra với ‘Samsung’ của ngành da giày Việt Nam?
Để tránh xảy ra các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trong doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự xã hội, đại diện Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cho biết, họ đặc biệt chú ý không thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, các trường hợp khó khăn như hộ nghèo, lao động khuyết tật; các trường hợp trong cùng gia đình.
“Chúng tôi vẫn có lòng tin về sự phục hồi sản xuất trong thời gian tới. Những công việc tiếp theo mà chúng tôi sẽ làm gồm đàm phán, tìm kiếm đơn hàng; đẩy mạnh cải tiến khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ trong sản xuất; nâng cao tính cạnh tranh lĩnh vực và bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động”, - lãnh đạo PouYuen Việt Nam khẳng định.
Công ty vẫn thông báo đầy đủ cho người lao động về việc đảm bảo một số quyền lợi khác cũng như chế độ hỗ trợ thất nghiệp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала