Việt Nam quyết liệt đánh dấu chủ quyền Make in Vietnam trên thị trường hơn 1.800 tỷ USD

© AFP 2023 / Nicolas AsfouriSơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tận dụng các thế mạnh hiện có, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang bứt tốc khai thác tiềm năng thị trường rộng lớn với giá trị hơn 1.800 tỷ USD. Kỳ vọng Việt Nam “hóa rồng” hoàn toàn có cơ sở khi liên tiếp nhiều DN công nghệ số Việt Nam chinh phục thị trường nước ngoài.

Thời điểm chín muồi

Chiến dịch “Make in Vietnam” chính thức được ra đời vào tháng 5/2019 đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho nền công nghệ số Việt Nam, nhằm dịch chuyển từ gia công sang làm chủ công nghệ, giúp đất nước giải quyết những bài toán lớn của quốc gia.
Nếu như năm 2019, tổng doanh thu của lĩnh vực công nghiệp ICT chỉ đạt hơn 112 tỷ USD, với hơn 45.000 DN số, thì đến năm 2022, bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, con số trên đã tăng đến 148 tỷ USD và hơn 70.000 DN công nghệ số.
Theo đó, tỷ lệ giá trị Việt Nam năm 2022 ước đạt 27%, tăng 2,35% so với năm 2021. Đã có khoảng 60% số DN đang làm gia công đã chuyển trọng tâm từ gia công từng công đoạn có giá trị thấp sang làm toàn bộ giải pháp, sản phẩm mang lại giá trị cao.
Như vậy, sau gần 4 năm triển khai, ngày càng có nhiều sản phẩm “nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”. Ví như, ứng dụng Việt Zalo đang có lượng tài khoản cao hơn Facebook tại Việt Nam, thiết bị 5G của Viettel thắng lớn tại thị trường nước ngoài với doanh thu trên 3 tỷ USD, VinFast ghi dấu cột mốc lịch sử phát triển của hãng khi lô xe điện khi lần đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ.
Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2023
Lần đầu tiên Việt Nam mở chiến dịch đưa các doanh nghiệp công nghệ số “vươn khơi” quốc tế
Nổi bật phải kể đến công nghệ máy bay không người lái (drone) HERA xuất khẩu sang Mỹ trị giá nửa triệu USD do kỹ sư người Việt sáng chế và sản xuất. Hay việc FPT đã ghi dấu ấn trên bản đồ công nghệ quốc tế, bằng việc thương mại hóa dòng chip vi mạch ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế. Cũng chính nhờ sự vươn lên mạnh mẽ của FPT, hiện Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ 2 trên bản đồ số, chỉ sau cường quốc phần mềm Ấn Độ.
Tiếp nối thành công của chiến dịch Make in Vietnam, gần đây nhất ngày 23/2 Bộ TT&TT tiếp tục mở chiến dịch đưa doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới.
Đánh giá về lợi thế mà DN Việt có được khi đi ra toàn cầu, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin (Bộ TT&TT) chia sẻ với Sputnik rằng, Việt Nam đang có nhân sự giá rẻ chất lượng cao.
Nếu xét về mặt bằng thế giới, lương kỹ sư CNTT của Việt Nam chỉ bằng 1/10 nhưng chất lượng sản phẩm làm ra lại được đánh giá rất cao. Hiện Việt Nam đang là top 2 điểm đến ở Đông Nam Á về xu hướng và giá IT gia công.
“Thị trường thế giới rất rộng và có đầy đủ phân khúc. Những sản phẩm dịch vụ mà DN Việt Nam đang cung cấp cho DN nước ngoài tại Việt Nam, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Việt Nam có đầy đủ nguồn lực và nhân lực đáp ứng được 70% tất cả các dịch vụ đó”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nhận định.
Ông Lương Việt Quốc, CEO Realtime Robotics bên chiếc drone quadcopter Hera - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Người Việt Nam đầu tiên xuất khẩu drone vào Mỹ
Song, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin (Bộ TT&TT) cũng chỉ ra rằng, thành công ở thị trường Việt Nam chỉ là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ để thành công tại nước ngoài. Việc lựa chọn thị trường cũng rất quan trọng.

“Thứ nhất, DN Việt nên chọn những quốc gia có nhân lực CNTT còn yếu. Thứ hai, chọn những thị trường Big Tech local không đủ năng lực phục vụ và lan tỏa, ví như thị trường Úc (vốn hóa 13 tỷ USD, nhưng chỉ có gần 100.000 nhân lực phục vụ lĩnh vực này). Hơn hết, phải hiểu sâu sắc về văn hóa, cách nghĩ cách làm của DN nước ngoài đó, coi đó như một hệ sinh thái, chuỗi phân phối. Từ đó, tìm ra được DN cần cung cấp gì trong chuỗi đó”, ông Nghĩa gợi mở.

Sự trỗi dậy của doanh nghiệp Việt

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết thêm, thị trường phần mềm dịch vụ CNTT Việt Nam khoảng 2 tỷ USD chỉ chiếm 0,1% so với thị trường thế giới là 1.803 tỷ USD. Do đó, cơ hội để các doanh nghiệp khai thác phát triển thị trường là rất lớn.
Được thành lập từ năm 2011, là một trong nhiều công ty Việt Nam ngay từ ngày đầu thành lập đã hướng tới thị trường nước ngoài, đến nay, công ty NTQ Solution đã có 300 khách hàng tại 20 quốc gia...
Sử dụng 5 - 10% chuyên gia nước ngoài tại công ty và để 10 - 20% nhân viên của NTQ ra nước ngoài hỗ trợ khách hàng. Đó là mô hình “mồi câu” mà DN này đã áp dụng thành công khi “khai phá” thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc.
“Bản thân DN nước ngoài rất muốn đưa sản phẩm của họ vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi tận dụng “mồi câu” Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, để tiếp cận với họ, đảo ngược chiều lại tận dụng họ để chúng tôi vào được thị trường chúng tôi hướng tới”, ông Phạm Thái Sơn, Tổng Giám đốc Công ty NTQ Solution chia sẻ với Sputnik.
Song song đó, DN này cũng lựa chọn chiến lược trực diện, chiến lược 4P (phát triển tập trung đối tác kinh doanh, đối tác công nghệ, đối tác tư vấn và đối tác liên minh...), nhằm giúp công ty triển khai các dịch vụ sản phẩm tại thị trường hướng đến.
Sau khi đứng vững tại thị trường châu Á, vị TGĐ này chia sẻ chiến lược phát triển trong thời gian tới, là đặt kế hoạch thành lập trụ sở tại châu Âu và châu Mỹ với mục tiêu trở thành đối tác của các hãng lớn trên toàn cầu.
Intel - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
Động thái của Intel tiết lộ vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất chip toàn cầu
Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng cho khát vọng vươn "biển lớn” của DN công nghệ vừa và nhỏ. Trong khi trước đây, DN nhỏ và vừa Việt Nam chưa tự tin khi ra thị trường quốc tế. Thì sau 2 năm Covid cùng nhiều yếu tố DN số Việt Nam đang rất tự tin bứt tốc hơn bao giờ hết.
“Tôi thấy Việt Nam có thế mạnh về chuyển đổi số, lĩnh vực này đang đi rất nhanh. Tôi nghĩ thời điểm này là chín muồi để DN Việt đi ra nước ngoài. Đặc biệt, với nguồn lực tri thức CNTT dồi dào như hiện nay. Việc các DN cùng nhau lũy tiến đem lại hiệu ứng lớn. DN lớn có kinh nghiệm, DN nhỏ có khát khao. Cộng hưởng lại thì sẽ rất tốt”, Phạm Văn Đức - TGĐ Công ty Công nghệ Savis bày tỏ với Sputnik.

Việt Nam tăng tốc cuộc đua công nghệ số

Trên thực tế, trong những năm gần đây, việc tấn công ra thị trường nước ngoài cũng đang là xu thế chung của DN công nghệ số trong nước. Ước tính, trong số hơn 70.000 DN công nghệ số có khoảng 1.400 DN đã có sản phẩm hoạt động ở thị trường quốc tế.
Từ góc độ hỗ trợ từ Nhà Nước, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin (Bộ TT&TT) ông Nguyễn Thiện Nghĩa nhấn mạnh với Sputnik:
“Thứ nhất, Nhà nước sẽ cung cấp cho DN trong nước thông tin, yêu cầu sản phẩm kỹ thuật của đối tác nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi sẽ hỗ trợ đánh giá sản phẩm chất lượng dịch vụ đáp ứng Quy chuẩn Quốc tế để khi có bạn hàng quốc tế, DN Việt có sản phẩm sẵn sàng ngay. Thứ hai, hỗ trợ DN tiếp cận thị trường, kết nối cộng đồng người Việt Nam, kết nối các cộng đồng tri thức đang làm việc và sinh sống tại nước sở tại. Từ đó, chúng ta hình thành cộng đồng lan tỏa cho DN Việt Nam”.
Thời điểm hiện tại, quyết tâm ra nước ngoài của DN Việt cũng tương tự như với DN Mỹ ở thung lũng Silicon vài thập niên trước đây. Ấn Độ cũng từng ở vị thế như ở Việt Nam nhưng dần từng bước trở thành trung tâm phần mềm của thế giới.
Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Việt Nam đang ở đâu trong cuộc đua ứng dụng công nghệ AI?
Và cũng tại thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm hơn bao giờ hết, khi khẳng định sẽ luôn đồng hành và dốc hết sức hỗ trợ DN số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài như lời Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh:
“Trong năm 2023, Bộ TT&TT sẽ cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, và các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại và đầu tư của Việt Nam ở các nước, sẽ là chỗ dựa của doanh nghiệp, đồng hành và sát cánh cùng doanh nghiệp, ở bất cứ nơi đâu doanh nghiệp số Việt Nam đặt chân đến”.
Kỳ vọng Việt Nam “hóa rồng” hoàn toàn có cơ sở khi hàng trăm, hàng ngàn DN công nghệ số Việt Nam đã và đang lần lượt đánh dấu chủ quyền tại thị trường nước ngoài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала