Động thái của Intel tiết lộ vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất chip toàn cầu

© AFP 2023 / David Becker/Getty ImagesIntel
Intel - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
Đăng ký
Tập đoàn Intel của Mỹ đang xem xét khả năng triển khai kế hoạch tăng mức đầu tư, mở rộng nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip tại Việt Nam, theo Reuters.
Động thái của Intel cho thấy vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn, trong bối cảnh nhiều ông lớn công nghệ trên thế giới nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Đài Loan để tránh các rủi ro chính trị hay căng thẳng thương mại.

Intel có kế hoạch mở rộng đầu tư nhà máy đóng gói chip tại Việt Nam?

Tập đoàn Intel (Intel Corp) của Mỹ được cho là đang xem xét tăng mạnh khoản đầu tư 1,5 tỷ đô la hiện tại vào Việt Nam để mở rộng nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip tại quốc gia Đông Nam Á.
Thông tin Intel xem xét gia tăng đầu tư nhà máy đóng gói chip tại Việt Nam được, hai nguồn thạo tin thân cận của Reuters xác nhận.
Một trong các nguồn tin Reuters cho biết, gói đầu tư của Intel đổ vào Việt Nam có trị giá khoảng 1 tỷ USD.

"Động thái này sẽ báo hiệu vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn, khi các công ty nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Đài Loan do các rủi ro về chính trị và căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ", - Reuters bình luận.

Một trong những nguồn tin cho biết khoản đầu tư này có thể sẽ được thực hiện ngay "trong những năm tới" và thậm chí chi phí có thể lớn hơn 1 tỷ USD.
Trong khi nguồn tin thứ hai cho biết Intel vẫn đang cân nhắc đầu tư thay thế vào Singapore và Malaysia, những nơi có thể vượt trội hơn Việt Nam về chất lượng nguồn lao động.

Việt Nam là một phần quan trọng của Intel

Trả lời Reuters về tính khả thi của kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam, đại diện Intel chưa nêu cụ thể bất cứ kế hoạch hay hứa hẹn gì.
“Việt Nam là một phần quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của chúng tôi, tuy nhiên, hiện Intel chưa công bố bất kỳ khoản đầu tư mới nào", - gã khổng lồ công nghệ Mỹ nói.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, nơi Intel đặt nhà máy hiện tại, cũng chưa đưa ra bình luận liên quan.
Trước đó, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM kỳ vọng, nếu tình hình kinh tế - xã hội ổn định hơn, lạm phát tiếp tục được kiềm chế thì số vốn FDI thu hút được trong năm 2023 của TP.HCM ước đạt 4,1-4,5 tỷ USD.
Nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip tại TP.HCM - trung tâm thương mại phía nam Việt Nam là nhà máy lớn nhất thế giới của Intel, theo Reuters. Ứớc tính Intel đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào Việt Nam cho đến nay.
“Gã khổng lồ chip của Mỹ được cung cấp thêm diện tích đất để đặt nhà máy và việc mở rộng tại Việt Nam sẽ giúp Inetl quản lý tốt hơn rủi ro do sự gián đoạn nguồn cung vì phải phụ thuộc nhiều vào một quốc gia hoặc một nhà máy riêng biệt", một trong những nguồn tin nói với Reuters, tham chiếu từ các cuộc đàm phán nội bộ doanh nghiệp.
Đáng chú ý, một trong những nguồn tin cho biết Intel đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam đồng thời đảm bảo rằng kế hoạch mở rộng sản xuất ra nước ngoài sẽ không bị coi là "động thái mang tính thù địch" với Washington, khi chính quyền Biden đang nỗ lựuc thúc đẩy sản xuất chip trong nước.
Сông ty VNG  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2023
VNG được Tencent Trung Quốc hậu thuẫn: Giấc mơ Mỹ của kỳ lân công nghệ Việt Nam

Cơ hội của Việt Nam

Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh mở rộng ngành sản xuất chip bán dẫn của riêng mình, đồng thời, tăng cường thu hút các công ty nước ngoài ở cả ba phân khúc chính là lắp ráp; thử nghiệm và đóng gói; sản xuất có dây chuyền; thiết kế chip.
Một đại diện ngành công nghiệp Hoa Kỳ khẳng định, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực lắp ráp và thiết kế chip.
Đánh giá việc phát triển các nhà máy sản xuất chip là một thách thức lớn, và ‘khá xa vời’, ngoại trừ xây dựng những doanh nghiệp chế tạo rẻ hơn cho những khâu ít phức tạp và chưa đòi hỏi nhiều quá nhiều công nghệ, chuyên gia lưu ý, những con chip lớn hơn hiện vẫn đang có nhu cầu cao, chẳng hạn như những con chip dùng cho ô tô.

"Cơ hội lớn nhất của Việt Nam là định hình vị thế của mình trong lĩnh vực lắp ráp chip để đáp ứng nhu cầu của ngành bán dẫn nhằm giảm "sự phụ thuộc và tập trung quá mức" năng lực sản xuất ở Trung Quốc và Đài Loan, chiếm tới 60% công suất phân khúc sản xuất toàn cầu", - chuyên gia lưu ý.

Vị giám đốc cũng cho biết, thiết kế chip đòi hỏi ít vốn hơn và nhiều công nhân có trình độ tay nghề cao hơn, và Việt Nam cũng đang thâm nhập vào chuỗi giá trị đó, với công ty khổng lồ Synopsys của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam bên cạnh các công ty nội địa vẫn đang mở rộng nhanh chóng như FPT và Viettel (thuộc sở hữu nhà nước).
Gã khổng lồ sản xuất chip và thiết bị điện tử Samsung đã mở trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội cuối năm ngoái và có riêng một nhà máy đóng gói chất bán dẫn tại Việt Nam.
Sau tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu do đại dịch COVID-19, Intel đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 7 tỷ USD vào một cơ sở thử nghiệm và đóng gói chip mới ở Malaysia vào cuối năm 2021.
Cơ sở này dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất chip vào năm 2024. Đồng thời, Intel cũng có các cơ sở thử nghiệm và đóng gói chip khác ở Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, thông tin về kế hoạch mới của Intel mở ra cơ hội rất lớn cho ngành chip bán dẫn của Việt Nam.

Chiến lược của TP.HCM

Riêng đối với TP.HCM, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM thông tin trên cổng thông tin Chính phủ cho biết, năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm hơn 13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của toàn thành phố; thu ngân sách khu vực FDI đạt 78.112 tỷ đồng, chiếm 17,07% và kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 25 tỷ USD, chiếm 61% kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố.
Dự báo trong năm nay, tình hình nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục khó khăn. Do vậy, việc thu hút FDI của TP.HCM sẽ khó có đột biến so với năm trước.
Ông Phạm Tuấn Anh nhận định, nếu so sánh các yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài truyền thống thì hiện nay, TP.HCM đang chịu nhiều bất lợi trong việc thu hút đầu tư, nhất là các dự án sản xuất quy mô lớn. Nguyên nhân là do sự hạn chế về quỹ đất của địa phương, chi phí đầu vào cao, lao động khó khăn…
Từ những thực tế trên, trong thời gian tới, thành phố không chỉ dừng lại ở việc thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp mà sẽ tập trung thu hút các chuỗi cung ứng vào vùng, khu vực, trong đó TP.HCM là nơi đặt những phần quan trọng của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như trụ sở chính, trung tâm R&D, trung tâm logistics, trung tâm đào tạo, trung tâm kết nối, hỗ trợ… và hoạt động sản xuất trực tiếp tại các địa phương xung quanh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала