58 năm ngày Mỹ phát động ‘Chiến tranh cục bộ’

© Ảnh : PinterestCó thể thấy, những thứ rất quen thuộc với người dân Việt Nam như cánh đồng ruộng cũng trở thành rào cản "oái oăm" cho cuộc viễn chinh của quân đội Mỹ trên đất nước nhỏ bé này.
Có thể thấy, những thứ rất quen thuộc với người dân Việt Nam như cánh đồng ruộng cũng trở thành rào cản oái oăm cho cuộc viễn chinh của quân đội Mỹ trên đất nước nhỏ bé này. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - 9h sáng ngày 8/3/1965, bãi biển Đà Nẵng in những dấu chân đầu tiên của đại đội quân lính thủy đánh bộ Mỹ đặt xuống Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu việc đế quốc Mỹ chính thức chuyển cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam sang “chiến tranh cục bộ”. Đồng thời, Mỹ cũng phát động chiến tranh phá hoại tại miền Bắc.
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng bài học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam vẫn còn nhiều điều thú vị.

Phát huy thế trận chiến tranh nhân dân

Đầu năm 1965, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Nội dung của chiến lược này là sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động, chủ yếu để tiêu diệt bộ đội chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó, dùng quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng, bình định, kìm kẹp nhân dân hòng đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 - 30 tháng (từ giữa 1965 đến 1967).
© Ảnh : Hoàng Khánh HưngTrung tướng Hoàng Khánh Hưng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ tịch Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam
Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ tịch Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2023
Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ tịch Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam
Trao đổi với Sputnik, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự (HVKTQS), Chủ tịch Hội Hỗ trợ các gia đình liệt sĩ Việt Nam, phân tích rằng đế quốc Mỹ chọn Đà Nẵng để đổ quân vào miền Nam Việt Nam do nơi đây có vị trí đặc biệt.

“Có thể thấy đây là vị trí và địa bàn chiến lược, gần với vĩ tuyến 17 và cũng là nơi tiếp giáp với hai miền Nam - Bắc. Đặc biệt Mỹ đổ quân tại đây để bảo vệ căn cứ không quân của mình tại Đà Nẵng. Đây đồng thời là vị trí dễ dàng tấn công ra miền Bắc để cản trở chi viện của miền Bắc cho miền Nam”, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng cho biết.

© Ảnh : Hoàng Khánh HưngTrung tướng Hoàng Khánh Hưng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ tịch Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam
Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ tịch Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2023
Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ tịch Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam có những chủ trương rất kịp thời thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình và khẳng định Mỹ chắc chắn sẽ thất bại ở Việt Nam. Hồi tưởng lại quãng thời gian chiến đấu, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng nhớ như in lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1966.

“Lời kêu gọi của Bác khẳng định ý chí, quyết tâm đánh Mỹ của dân tộc Việt Nam, một dân tộc quyết không sợ, không ngại gian khổ hy sinh. Chính lời kêu gọi của Bác là động lực giúp phong trào kháng chiến chống Mỹ tại miền Nam lên cao hơn bao giờ hết. Thời điểm đó trong ký ức của tôi là các phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”, “Bám thắt lưng địch mà đánh”, “Căng địch ra mà đánh, vây chúng lại mà diệt”....Hồi đó có những câu nói thiết thực, rất mạnh mẽ như thế, xây dựng được lòng quyết tâm đánh Mỹ”, vị Trung tướng bồi hồi nhớ lại.

© Ảnh : Báo Đất ViệtTên lửa đất đối không SA-2 của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Tên lửa đất đối không SA-2 của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2023
Tên lửa đất đối không SA-2 của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Trong khi đó, tại miền Bắc sôi nổi phong trào vừa sản xuất, vừa chống Mỹ như “Ba sẵng sàng, ba đảm đang” của phụ nữ; “Phong trào tay cày, tay súng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua thì nhà không tiếc” của nông dân hay “Ba quyết tâm” của đội ngũ trí thức trẻ.

“Cùng với chiến thắng giòn giã tại các trận đánh đầu tiên với quân Mỹ tại Núi Thành, Dầu Tiếng v.v. quân đội Việt Nam đã đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966 và 1966-1967). Về mặt chiến lược, Việt Nam đã đẩy quân đội Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan. Còn tại hậu phương miền Bắc, tất cả đều dồn lực cho tiền tuyến. Đây là các yếu tố tạo ra ý chí quật cường, nguồn sức mạnh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam”, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng chỉ ra.

Pháo phòng không bảo vệ cầu Hàm Rồng khỏi các trận ném bom của máy bay Mỹ. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2023
Bài học lịch sử: Bất kỳ cuộc chiến tranh phá hoại nào rồi cũng sẽ thất bại

Sức mạnh tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong kháng chiến chống Mỹ, quân dân Việt Nam lúc đó không thể “lấy sắt thép chọi với sắt thép”, mà chiến đấu với đế quốc Mỹ bằng ý chí, quyết tâm và bằng nghị lực.
Điều này nói lên rằng, công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện rất hiệu quả. Chia sẻ với Sputnik, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ các gia đình liệt sĩ Việt Nam khẳng định:

“Đế quốc Mỹ có thể thay đổi chiến lược, các thủ đoạn khác nhau trong cuộc chiến tranh để giành lợi thế và phần thắng. Nhưng, trước những thay đổi đó của đế quốc Mỹ, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn kiên định, không thay đổi ở một vấn đề cốt lõi là ý chí, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là nguyên nhân quan trọng để chiến thắng bất cứ thủ đoạn nham hiểm, thâm độc nào của quân xâm lược Mỹ”.

© Ảnh : Nguyễn Xuân BìnhÔng Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch Hội hỗ trợ các gia đình liệt sĩ Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch Hội hỗ trợ các gia đình liệt sĩ Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2023
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch Hội hỗ trợ các gia đình liệt sĩ Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Bình phân tích rằng, các khẩu hiệu tuyên truyền mà Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra lúc đó được thực hiện một cách nhất quán trong toàn xã hội, toàn dân và toàn quân.

“Từ em bé đến cụ già đều thấm nhuần và thể hiện được quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là khát vọng của cả một dân tộc nhưng cũng là ý chí, nguyện vọng của mỗi gia đình, mỗi người dân. Tôi cho rằng, đây là sự đoàn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí của cả một dân tộc dưới ngọn cờ của Đảng.Đó là quyết tâm tự thân của cả một dân tộc. Cái đó tôi cho rằng là điều quan trọng nhất”, ông Nguyễn Xuân Bình nhấn mạnh.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trại Thiếu nhi trong chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam đến Liên Xô, ngày 14 tháng 7 năm 1955. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Kỷ niệm tốt đẹp về Liên Xô vẫn còn sống mãi ở Việt Nam

Người bạn lớn Liên Xô

Việc Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam khiến phong trào chống Mỹ trong nước và cả trên thế giới cũng dâng cao. Nhiều nước trên thế giới ủng hộ Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa này.
© Ảnh : Trần Tấn HùngTrung tướng Trần Tấn Hùng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự
Trung tướng Trần Tấn Hùng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2023
Trung tướng Trần Tấn Hùng, Nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự
Trao đổi với Sputink, Trung tướng Trần Tấn Hùng, Nguyên Chính ủy Học Viện Kỹ thuật Quân Sự, cho biết mặc dù tham gia kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn cuối nhưng những người lính trẻ khi đó đã tiếp thu tinh thần của thế hệ cha anh đi trước “Quyết tâm đánh Mỹ, giải phóng miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước”.

“Khí thế của quân đội nhân dân Việt Nam lúc đó cao trào lên rất cao. Từng đoàn quân vào Nam chiến đấu với khí thế rất sôi nổi, đầy lòng quyết tâm. Việc này chứng minh một điều, sự lãnh đạo của Đảng và ủng hộ của nhân dân rất quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh có quyết sách hết sức đúng đắn, phát huy tinh thần tự lực tự cường. Đồng thời cũng tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và nhân dân Nga vĩ đại”, Trung tướng Trần Tấn Hùng chia sẻ.

Hà Nội 12 ngày đêm: ‘Có Liên Xô chúng ta mới có thể đánh thắng’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2022
Chuyện đáng kinh ngạc
Hà Nội 12 ngày đêm: ‘Có Liên Xô chúng ta mới có thể đánh thắng’
Theo Trung tướng, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Liên Xô trong đó có nhân dân Nga nói riêng là nơi duy nhất viện trợ cho Việt Nam hệ thống phòng không hiện đại bao gồm tên lửa, máy bay, rada cảnh giới để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

“Sự hỗ trợ của Liên Xô đã giúp quân đân Việt Nam đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược năm 1972 của đế quốc Mỹ. Tạo nên sự thay đổi cục diện chiến tranh rất lớn để đi tới Hiệp định Paris 1973, kết thúc việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. làm nên chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975”, Trung tướng Trần Tấn Hùng kết luận.

Dù 58 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện lịch sử này vẫn là cột mốc điểm lại những trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của quân và dân Việt Nam. Bên cạnh đó làm nổi bật hơn nữa sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала