AUKUS chia rẽ châu Á

CC BY 2.0 / Official U.S. Navy Page / Tàu Hải quân Mỹ LCS Coronado trong cuộc tập trận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên Thái Bình Dương. 2016 tháng 7.
Tàu Hải quân Mỹ LCS Coronado trong cuộc tập trận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên Thái Bình Dương. 2016 tháng 7. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Đăng ký
AUKUS chia rẽ châu Á. Khi Hoa Kỳ, Anh và Australia tiết lộ về thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân gây tranh cãi.
Tổng thống Hoa Kỳ và hai Thủ tướng Anh, Australia trong cuộc gặp tại California (Mỹ) đã cập nhật những nguyên tắc và đặc điểm chủ chốt của liên minh quốc phòng ba bên AUKUS. Các kế hoạch của liên minh này dự trù cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Australia, rồi cuối cùng cố định quy chế của Trung Quốc là kẻ thù tiềm năng của cả ba nước.

AUKUS thành lập với mục đích gì

Lần gần nhất Hoa Kỳ, Australia và Anh hợp tác "để đấu tranh với bọn xâm lược ở Thái Bình Dương" là hơn 70 năm trước khi họ giao tranh với Nhật Bản. Tháng 9 năm 2021, các nước này ấn định Trung Quốc là kẻ thù chính của họ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và bắt đầu ráo riết xúc tiến thành lập một liên minh quân sự chống Bắc Kinh. Đồng thời, hiệp ước hợp tác an ninh ba bên mà họ đã ký kết - AUKUS – nổi tiếng trước hết nhờ dự án chế tạo tàu ngầm dành cho Australia với các trạm điện hạt nhân sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh.

Australia trả giá nào để tham gia AUKUS

Theo dữ liệu của Washington Post, giao kèo trị giá hơn 67 tỷ USD (8,98 nghìn tỷ yên) dự tính rằng các tàu ngầm kiểu Virginia của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu đến Australia từ năm 2032, còn tàu ngầm của Anh thậm chí muộn hơn - các tàu ngầm mới SSN-AUKUS đến bờ biển Australia không sớm hơn những năm 2040. Bản thân Australia cũng có thể xây dựng SSN-AUKUS trên cơ sở nhà máy điện hạt nhân sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh. Để nhận tấm thẻ thành viên AUKUS, Canberra buộc phải chấm dứt hợp đồng với công ty Naval Group của Pháp về cung cấp 12 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda trị giá 56 tỷ euro (8,01 nghìn tỷ yên). Người Pháp gọi quyết định phá hợp đồng của Australia là «nhát dao đâm sau lưng», nhưng vẫn không dám công khai thể hiện thái độ bất bình khi đối mặt với siêu cường truyền cảm hứng thổi hồn cho liên minh mới là Hoa Kỳ.

Tại sao dân Australia không vui về kế hoạch AUKUS

Dân chúng Australia lo ngại là sắp tới các tàu ngầm hạt nhân sẽ triển khai ngoài khơi bờ biển của nước họ. Nhiều người thấy rằng giao kèo với Hoa Kỳ và Anh hàm chứa nỗi rủi ro cho chủ quyền của Australia, - như ABC viết. Đồng thời, các cảng chứa tàu ngầm hạt nhân quân sự sẽ trở thành mục tiêu tiềm năng của kẻ thù, vì sẽ chuyển tính chất từ thương mại sang quân sự, tước đi cơ hội kinh doanh của nhiều người Australia. Ngoài ra, trước "đất nước chuột túi" phát sinh câu hỏi là tàu ngầm hạt nhân sẽ được kiểm sóat như thế nào? Phải làm gì với chất thải nguyên tử và những con tàu ngầm hạt nhân đã ngừng vận hành? Chính quyền khăng khăng làm thinh về điều này, như vậy chỉ khiến gia tăng mối lo ngại của người Australia, như tờ ABC lưu ý.
Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại cuộc họp trực tuyến về sáng kiến ​​an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ hợp tác với Úc và Vương quốc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2023
Trung Quốc cáo buộc AUKUS làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu APR

Còn ai khác trên thế giới lo ngại về kế hoạch AUKUS trong khu vực?

Ngoài người Pháp bị cú lừa mất khoản tiền lớn, Indonesia cũng không hài lòng trước sự xuất hiện của một liên minh quân sự mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Như Asia News Network đưa tin trước đó, Ngoại trưởng Indonesia đã thông báo cho người đồng cấp Australia rằng Canberra cần minh bạch hóa hoạt động của mình trong AUKUS và tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước về Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Nếu không, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và các cường quốc phương Tây có thể leo thang thành cuộc xung đột mở, nghiễm nhiên ảnh hưởng đến tất cả các nước của khu vực.
Nga cũng nhìn thấy viễn cảnh rủi ro khi Australia có hạm đội hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu nhắc rằng Hoa Kỳ lý giải việc Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung là do cần phải đề phòng trước những nỗ lực của Nga-Trung nhằm tạo ra tên lửa có tầm bắn dường như bị Hiệp ước cấm. Giờ đây, Washington đang xoáy vào việc triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Australia, bề ngoài tưởng chừng như chỉ để đối phó với tiềm năng ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc. Theo ý kiến của ông Shoigu, hành động như vậy trực tiếp hướng tới phá hoại Hiệp ước về Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân và sẽ thúc đẩy dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.

"Trên bình diện toàn cầu, sự xuất hiện của một hạm đội hạt nhân ở Australia sẽ tạo cho các quốc gia khác cái cớ để bắt đầu phát triển loại vũ khí tương tự. Chiếc hộp Bất hoà-Pandora sẽ mở ra, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân toàn cầu lại tiếp diễn", - Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh.

Không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh gay gắt chỉ trích liên minh ba bên, coi quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Anh-Australia nhằm hướng chống Trung Quốc là tàn dư và mưu đồ hồi sinh Chiến tranh Lạnh. Chính quyền Bắc Kinh tin rằng việc Australia tham gia AUKUS đe dọa nước này bằng những vấn đề lớn trong quan hệ với Bắc Kinh, vốn chỉ mới bắt đầu được cải thiện sau 3 năm chiến tranh thương mại, - tờ Foreign Policy nhận xét. Bắc Kinh cũng nhắc nhở rằng Hiệp ước AUKUS dự trù trao đổi thông tin và công nghệ giữa ba nước trong những lĩnh vực khác nhau - từ tình báo và công nghệ lượng tử cho đến vũ khí siêu thanh, khiến tình hình trong khu vực càng trở nên dễ bùng nổ hơn nữa.
Theo quan điểm của chuyên gia Igor Korotchenko, TBT tạp chí «Quốc phòng» kiêm Giám đốc "Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới", rõ ràng việc cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Australia có liên quan đến cuộc đối đầu chống Trung Quốc, khi Bắc Kinh tuyên bố ý định thành lập "đội quân giỏi nhất thế giới" và ở đây cũng phô trương phản ứng đáp trả quyết định bố trí nhân sự gần đây của Bắc Kinh, trước hết là thực tế nhiệm kỳ vô hạn của ông Tập Cận Bình ở chức vụ Chủ tịch CHND Trung Hoa, và tương ứng đảm trách cương vị Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc.
Tên lửa siêu thanh chống hạm chiến thuật HF-3 Hsiung Feng III - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2023
Nhóm AUKUS hợp tác phát triển tên lửa siêu thanh
"Như vậy, Australia đang trở thành đối tác quan trọng của Hoa Kỳ và Anh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây cũng là những bước đi đầu tiên nhắm tới tạo lập hạm đội tàu ngầm hạt nhân chính thức thích ứng với các chiến dịch quân sự chống Trung Quốc".
Chuyên gia này cho rằng thực chất đây là quá trình "NATO hóa" khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó các nước khác cũng tham gia, kể cả New Zealand. Ấn Độ hiện thời còn giữ lập trường thận trọng. Mặc dù New Delhi có những tình huống xung đột của riêng mình với Trung Quốc, nhưng Ấn Độ không muốn làm quan hệ song phương bùng phát trầm trọng thêm.

"Vẫn khó nói liệu tình huống này có làm gia tăng căng thẳng trong khu vực hay chăng bởi viễn cảnh đó sẽ không xảy ra sớm hơn những năm 2030. Và chuyện ở đây không nói về vũ khí hạt nhân, mà là về các trạm điện hạt nhân. Cụ thể thì Australia xé bỏ hợp đồng với Pháp vào năm 2021 vì ở đó là về loại tàu ngầm thông thường. Mà theo quan điểm của Canberra, Australia cần những loại tàu ngầm hiện đại hơn khi đất nước này chia sẻ phần tây Thái Bình Dương với lực lượng hải quân đang phát triển của Trung Quốc".

"Các tàu ngầm với động cơ hạt nhân sẽ mang lại cho Hải quân Australia nhiều sức mạnh chiến lược lớn hơn bởi có thể hoạt động độc lập trên biển suốt nhiều tháng liền. Ngoài ra, Australia cũng sẽ tăng cường theo dõi điện tử với hạm đội Trung Quốc. Tức là, chuyện không chỉ nói về tàu ngầm, mà còn về cuộc đối đầu có hệ thống chống Trung Quốc", - chuyên gia lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала