Tăng trưởng thần kỳ và quy mô nền kinh tế Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc

© TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtXuất siêu 2,82 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2023
Xuất siêu 2,82 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2023
Đăng ký
Tốc độ tăng trưởng GDP và quy mô nền kinh tế Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc.
Báo cáo về kinh tế vĩ mô của DHL cho biết, các cực mới của tăng trưởng thương mại đang nổi lên, đáng chú ý nhất là ở Đông Nam Á và Nam Á.
Ngoài ra, tăng trưởng thương mại được dự báo sẽ tăng tốc đáng kể ở châu Phi cận Sahara.
"Việt Nam được xếp hạng trong số 10 quốc gia hàng đầu trong 5 năm qua về cả tốc độ (tốc độ tăng trưởng) và quy mô (số lượng tuyệt đối) của tăng trưởng thương mại", - DHL nhận định.

Kinh tế Việt Nam thay đổi đáng kinh ngạc

Ngoài ra, nhìn vào mức tăng trưởng dự báo đến năm 2026, dù không thuộc top 10 về tốc độ và quy mô tăng trưởng thương mại nhưng Việt Nam, Ấn Độ và Philippines đứng rất gần top 10.
Trong đó, Ấn Độ và Philippines đều được dự báo sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng khối lượng thương mại so với giai đoạn 5 năm qua.
Theo báo cáo này, nếu như năm 1985, xuất khẩu chiếm chưa đến 20% GDP của Việt Nam và quốc gia này được xếp vào hàng những nước nghèo nhất thế giới (GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 500 USD theo giá USD ngày nay) thì đến năm 2019, xuất khẩu đã tăng vọt lên 101% GDP và Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người gần 3.000 USD).
Xuất khẩu của Việt Nam vượt GDP do Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhập khẩu đầu vào từ nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng.
Cạnh đó, tờ Tổ quốc trích báo cáo của DHL nêu rõ, tăng trưởng thương mại của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại từ 12% (trong 5 năm qua) xuống còn rất nhanh 8% trong 5 năm tới, tụt xuống vị trí thứ 16 trên bảng xếp hạng tốc độ của DHL. Tuy nhiên, DHL giữ quan điểm, Việt Nam được dự đoán chỉ tụt ba bậc xuống vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng thang điểm.
"Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu phản ánh mức độ toàn cầu hóa rộng lớn hơn, đặc biệt chú trọng đến thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài", - báo cáo nhận định.
Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng toàn cầu hóa lớn thứ 8 thế giới từ năm 2001 đến năm 2019 dựa trên kết hợp thương mại, vốn, thông tin và dòng người được đo lường trong Chỉ số Kết nối Toàn cầu của DHL.
"Việt Nam cũng đã liên tục nâng cấp cơ cấu xuất khẩu của mình theo thời gian, đang phát triển vị trí vững chắc trong lĩnh vực điện tử ngay cả khi quốc gia này tiếp tục là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn", - báo cáo thể hiện.
Lĩnh vực điện tử chiếm 40% xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2019, tăng từ mức chỉ 6% vào năm 2000, trong khi dệt may giảm từ 30% xuống 24% so với cùng kỳ.
Nhìn lại quá khứ, Việt Nam là quốc gia duy nhất nằm trong top 10 về cả tốc độ và quy mô trong giai đoạn từ 2016 đến 2021 - phản ánh thành công tích lũy của quá trình phát triển dựa vào xuất khẩu của quốc gia đó kể từ giữa những năm 1980.
Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh nhất trong giai đoạn này là Libya, Guyana, Việt Nam, Brunei Darussalam, Ukraina, Campuchia, Senegal, Ireland, Uzbekistan và Serbia.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm cao ở các quốc gia này dẫn đến khối lượng thương mại của họ tăng lên rất nhiều. Chẳng hạn, Libya đã tăng hơn gấp đôi thương mại trong giai đoạn này và Guyana gần như cũng vậy.
Hai quốc gia tăng trưởng nhanh nhất đều được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu mỏ. Vào năm 2016 (năm cơ sở để DHL so sánh), sản xuất và xuất khẩu dầu của Libya đã bị suy giảm nghiêm trọng do thiệt hại về cơ sở hạ tầng và sự phong tỏa đối với các cảng xuất khẩu do xung đột dân sự đang hoành hành ở nước này.
Ngược lại, năm 2021 (năm cuối cùng để DHL so sánh) là một năm đặc biệt tăng trưởng mạnh đối với sản xuất và xuất khẩu dầu của Libya. Guyana bắt đầu sản xuất dầu thô vào năm 2019 sau khi ExxonMobil phát hiện ra ở vùng biển ven biển của họ vào năm 2017.
"Quốc gia có tốc độ phát triển nhanh thứ ba, Việt Nam, đã thúc đẩy xuất nhập khẩu thông qua hội nhập vào chuỗi giá trị sản xuất", - DHL cho biết.
Cảng Quốc tế Gemalink (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng nước sâu quy mô hàng đầu cả nước, đón tàu chở container trọng tải 200.000 tấn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2023
Kinh tế Việt Nam đang suy yếu hay chỉ là quan điểm bảo thủ của phương Tây?

Việt Nam ngày càng đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng

Như Sputnik đã thông tin, báo cáo "Điểm lại: Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam" tháng 3/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,3% trong năm nay do các khó khăn từ bên ngoài và cả bên trong, tuy nhiên tăng trưởng GDP sẽ cải thiện trong các năm tiếp theo.
Bà Dorsati Madani - chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới cho rằng, áp lực lạm phát tại Mỹ và châu Âu vẫn chưa dừng lại. Chính sách tiền tệ các nước vẫn tiếp tục thắt chặt, gây áp lực lên tỷ giá và lạm phát, đòi hỏi chính sách tiền tệ linh hoạt, được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa.
Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng như triển khai Chương trình Hỗ trợ Kinh tế - chiếm khoảng 1,6% GDP, thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn.
Nikkei Asia trong một đánh giá gần đây cho rằng, Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể trở thành nơi sản xuất chính chất bán dẫn, sản phẩm công nghệ cao.
Theo một khảo sát năm 2022 của Nhật Bản, Việt Nam xếp hạng thứ 4 toàn cầu về địa điểm hứa hẹn nhất để mở rộng kinh doanh.
"Rất nhiều lĩnh vực sản xuất truyền thống, hàng may mặc, đồ nội thất, giày dép, nơi có tình trạng dư thừa trên toàn cầu so với nhu cầu, chúng tôi thấy đang gặp khó khăn. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy nhiều khoản đầu tư liên tục ở Việt Nam. Chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều lĩnh vực dịch vụ chuyển dịch sang Việt Nam. Việt Nam là quốc gia an toàn về kinh tế, chính trị, có nhiều thuận lợi mà các quốc gia khác không có. Điều này sẽ mang lại các lợi thế trung hạn cho Việt Nam và chúng ta sẽ tiếp tục thấy sự tăng trưởng của đất nước trong thời gian tới", - VTV dẫn lời ông Matthew Lourey - Giám đốc điều hành Acclime Việt Nam cho biết.

Vượt trội

Như đã đề cập, Việt Nam, Ấn Độ và Philippines đều có thể hưởng lợi từ nỗ lực của nhiều công ty nhằm đa dạng hóa các chiến lược sản xuất và tìm nguồn cung ứng lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Trong khi Trung Quốc vẫn được dự báo đạt tốc độ tăng trưởng thương mại tuyệt đối nhất trong vòng 5 năm tới (xếp hạng cao nhất về quy mô), thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại của nước này được dự báo sẽ giảm từ 6% xuống 4%, đẩy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc từ 18 xuống 4%.
Tuy nhiên, sự phát triển này nên được xem xét trong bối cảnh Trung Quốc có thành tích vượt trội về tăng trưởng thương mại trong thời kỳ đại dịch. Khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc tăng 5% vào năm 2020 và 17% vào năm 2021 trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu giảm 4% vào năm 2020 và chỉ tăng trưởng 10% vào năm 2021.
Xuất siêu 2,82 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Nhà cung cấp Trung Quốc đua nhau sang Việt Nam
Ngay cả khi không có những trở ngại từ căng thẳng địa chính trị và các công ty đang cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Trung Quốc tăng trưởng thương mại đương nhiên sẽ chậm lại từ mức cao như vậy.
"Chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các quốc gia vượt trội cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng thương mại của họ. Việt Nam được xếp hạng trong số 10 quốc gia hàng đầu trên cả hai chiều trong 5 năm qua", - báo cáo của DHL công nhận sự tăng trưởng của Việt Nam trong 5 năm qua.
Báo cáo của DHL cũng đánh giá: "Trong tương lai chúng tôi cũng nhấn mạnh Ấn Độ và Philippines là những quốc gia cùng với Việt Nam có khả năng phát triển vượt trội trong 5 năm tới".

Việt Nam là "điểm sáng trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2023 với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2022, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD với mức tăng trưởng là 8,02%, GDP bình quân/người hơn 4.000 USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2023
Để thành quốc gia tiên phong về tăng trưởng xanh Việt Nam cần tới 368 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 3,22 triệu tỷ đồng, tăng 11,5%; trong đó, vốn FDI giải ngân đạt gần 22,4 tỷ USD, là mức cao nhất trong 5 năm qua.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Việt Nam tiếp tục duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với kim ngạch đạt 11,2 tỷ USD.
"Vị trí của Việt Nam trên hàng loạt các bảng xếp hạng đã có những bước tiến đáng kể, nhiều tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam là "điểm sáng trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu", - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала