Việt Nam tuyên bố đã làm chủ công nghệ 5G, khi nào phủ sóng đại trà?

© AP Photo / Mark SchiefelbeinMạng 5G
Mạng 5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2023
Đăng ký
Chuyên gia kỳ vọng, với tốc độ phát triển hiện nay, Việt Nam sẽ có thể triển khai đại trà mạng 5G trong năm 2024 – 2025.
"Việc thương mại hóa 5G sẽ mang lại lợi ích gấp ba lần cho Việt Nam – về xã hội, kinh tế và môi trường", - ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho hay.
Trong khi đó, lãnh đạo Cục viễn thông cho rằng, việc thử nghiệm 5G rất có giá trị cho doanh nghiệp vì công nghệ 5G và kinh doanh trên mạng này thực sự khác biệt so với triển khai mạng trên các công nghệ cũ trước đây như 4G, 3G và 2G.

Việt Nam đi đúng với năng lực trong phát triển mạng 5G

Như đã thông tin, chỉ 8 tháng kể từ ngày Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác vào tháng 5/2019, Việt Nam đã tuyên bố chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G từ tháng 1/2020.
Mới đây, tại diễn đàn "Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn, xanh hơn" do Báo Đầu tư tổ chức, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào (đơn vị cung cấp hạ tầng 5G) cho biết, hiện có khoảng 55-60 quốc gia đã triển khai công nghệ 5G.
Trong đó, Việt Nam được đánh giá cao là một trong những quốc gia bắt đầu sớm.

"Trong năm nay, Việt Nam đã triển khai các băng tần cho mạng 5G. Trong 2-3 năm tới, khi quá trình triển khai 5G đi vào đại trà, tốc độ phát triển sẽ tăng rất nhanh", - ông Denis Brunetti dự báo.

Theo ông, khi công nghệ 4G bắt đầu triển khai vào năm 2016, thì chỉ trong 2 năm sau, Viettel đã xây dựng 56.000 trạm gốc, và VNPT cũng đẩy nhanh triển khai công nghệ này.
"Tôi không nghĩ Việt Nam đi sau công nghệ 5G mà đang phát triển đúng với năng lực. Từ cuối năm 2020, 3 nhà mạng thuộc khối Nhà nước cũng đã bắt đầu triển khai thương mại hóa mạng 5G", - ông Denis Brunetti nhận định.
Theo ông, các nhà mạng có thể lựa chọn nhà cung cấp để triển khai. Tất nhiên là quá trình này sẽ mất thời gian, nhưng ông kỳ vọng mạng 5G sẽ được triển khai đại trà trong năm 2024-2025.
Ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, cho biết các nhà mạng tại Việt Nam đang chuẩn bị đấu giá băng tần. Đây là điều kiện tiên quyết, vì phải có tần số thì mới xây dựng được cơ sở thương mại.
Dịch vụ 5G của công ty Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2023
Viettel bắt tay Qualcomm sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Mạng 5G thực sự khác biệt

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng phụ trách Cục viễn thông, cho biết đến lúc này, 5G tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ của các doanh nghiệp, cụ thể là 3 nhà mạng Viettel, VNPT, Mobifone đang làm việc này.

"Từ phía người sử dụng, những trải nghiệm đầu tiên về tốc độ băng rộng di động của 5G không quá ấn tượng với người sử dụng do tốc độ 4G tương đối đáp ứng nhu cầu người sử dụng trong xem phim, truyền hình ảnh..." - Zing dẫn lời ông Nhã nói.

Dù vậy, lãnh đạo Cục viễn thông cho rằng, việc thử nghiệm 5G rất có giá trị cho doanh nghiệp vì mạng 5G và kinh doanh trên mạng này thực sự khác biệt so với triển khai mạng trên các công nghệ 4G, 3G và 2G.

"So với các thế hệ mạng trước đây, 5G được thiết kế để tạo ra một nền tảng thuận lợi giúp thúc đẩy đổi mới và phát triển nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như giải trí, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, năng lượng, nông nghiệp, thành phố thông minh…" - ông Nhã đánh giá.

Theo ông, cả cơ quan quản lý, các nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp cần quan tâm, hợp tác mạnh mẽ nhằm xác định các ứng dụng tiềm năng cùng những mô hình kinh doanh trên cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng 5G cho giai đoạn đầu và dài hạn trong quá trình phát triển 5G.
Trong khi đó, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết sau nhiều thập niên tăng trưởng nhanh, Việt Nam đang đối mặt những thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
"Chẳng hạn như đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, mô hình kinh tế dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang mất dần lợi thế cạnh tranh, nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và già hóa dân số", - ông Phương nói.
Những thách thức trên đặt cho Việt Nam bài toàn phải tìm kiếm những mô hình, động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
"Yêu cầu về chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình sang tăng trưởng xanh là một thách thức rất lớn cho Việt Nam và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới", - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
5G Viettel tại Triển lãm VIIE 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2022
Viettel kí Thỏa thuận hợp tác triển khai thử nghiệm mạng 5G tại Ấn Độ với UTL Group

Ưu tiên thị trường ngách trước

Phát biểu tại diễn đàn, Phó tổng giám đốc VNPT Ngô Diên Hy cho biết, triển khai 5G sẽ được thực hiện dựa trên việc tạo lợi ích cân bằng.

"Với 5G, chúng tôi thử nghiệm công nghệ năm 2019, cuối 2020 thử nghiệm thương mại. Đến khi đấu giá băng tần xong sẽ triển khai 5G trong 2023, nhưng ở mức độ và quy mô nhất định để dần tiếp cận thị trường", - ông Hy nói.

Theo ông, mạng 5G có nhiều ưu điểm như độ trễ thấp, tốc độ cao, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, xe tự hành. Đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu với mạng này và đang phối hợp cùng nhà mạng tiến hành thử nghiệm sớm.
Dù vậy, để triển khai trên quy mô lớn, ông Hy cho rằng cần có sự phát triển đồng đều ở cả phía cơ quan quản lý, nhà cung cấp, người dùng, doanh nghiệp và thiết bị đầu cuối.

"Ban đầu khi triển khai 2G, chi phí đầu tư lớn, phí thuê nhà trạm rất cao, dẫn đến cước phí cao. Sau đó, 3G và 4G có chi phí giảm dần", - ông nói.

Giải thích vì sao chưa mở rộng 5G, ông Hy cho biết khách hàng và doanh nghiệp chưa có sự tương thích và nhu cầu cụ thể, do đó dẫn tới việc chưa sử dụng hiệu quả công nghệ này. Trước mắt, nhà mạng sẽ ưu tiên vào thị trường ngách trước khi tiến tới thị trường đại chúng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала