Làm ‘xấu mặt’ Việt Nam

© TTXVN - Bùi Cương QuyếtBắt giữ thành công 4 đối tượng, hơn 11 kg chất ma túy
Bắt giữ thành công 4 đối tượng, hơn 11 kg chất ma túy - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2023
Đăng ký
Sau vụ việc 4 tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines xách ma tuý, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành chỉ thị 1480 siết hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không.
Cục Hàng không thừa nhận, vụ việc 4 tiếp viên của Vietnam Airlines xách hơn 11kg ma tuý từ Pháp về Việt Nam “gây sự chú ý rất lớn của công luận, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu quốc gia và cho thấy tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn an ninh hàng không”.
Cục Hàng không yêu cầu các doanh nghiệp có nhân viên hàng không quy định trách nhiệm, xử lý kỷ luật người đứng đầu đơn vị, người phụ trách thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khi để xảy ra vụ việc.

Ảnh hưởng hình ảnh thương hiệu quốc gia Việt Nam

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành chỉ thị 1480 về việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không.
Theo đó, nêu rõ trong chỉ thị, Cục Hàng không nhắc lại vụ việc 4 tiếp viên của Vietnam Airlines tham gia việc vận chuyển hàng hóa có chứa 11,2 kg ma túy tổng hợp vào ngày 16/3 vừa qua, đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận.
"Vụ việc đã gây sự chú ý rất lớn của công luận, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu quốc gia và cho thấy tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn an ninh hàng không nếu không được chấn chỉnh kịp thời”, Cục Hàng không Việt Nam nêu rõ.
Cục Hàng không cũng bày tỏ, vụ việc của 4 nữ tiếp viên hàng không cũng cho thấy Chỉ thị 2677 ngày 20/6/2022 về phòng chống buôn lậu của các thành viên tổ bay “chưa được các hãng hàng không Việt Nam triển khai, thực hiện có hiệu quả”.
Máy bay của hãng Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế “Sheremetyevo” - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2023
Tìm “trùm cuối” vụ tiếp viên Vietnam Airlines xách ma tuý: Ai là người giao nhận?

Trách nhiệm người đứng đầu

Nhằm tăng cường phòng chống buôn lậu qua đường hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp hàng không quy định trách nhiệm và xử lý kỷ luật người đứng đầu đơn vị và người phụ trách triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khi để xảy ra vụ việc.
Cục yêu cầu các doanh nghiệp này phải quán triệt sâu sắc đến nhân viên về tác hại đối với hình ảnh của đất nước và doanh nghiệp từ hành vi tiếp tay hoặc tham gia vi phạm pháp luật, đồng thời, chủ động tăng cường kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không.
“Yêu cầu toàn bộ nhân sự tham gia dây chuyền vận chuyển hàng không phải “làm đúng quy trình”, Cục Hàng không nhấn mạnh.
Riêng với các hãng bay, Cục Hàng không yêu cầu tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất hành lý của tổ bay trước và sau khi kết thúc chuyến bay, đặc biệt là “xử lý nghiêm khi phát hiện vi phạm”.
“Khi có vụ việc xảy ra, hãng hàng không phải chủ động bình giảng vụ việc, rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi tới tất cả nhân viên trong toàn hệ thống để làm bài học cảnh tỉnh, đồng thời qua đó rà soát, bổ sung quy định để bịt kín lỗ hổng nếu có”, Cục Hàng không yêu cầu.
Về phần các cảng hàng không, Cục Hàng không giao nhiệm vụ cho các sân bay chỉ đạo lực lượng an ninh hàng không tăng cường kiểm soát người và đồ vật mang vào khu vực hạn chế.
“Kiên quyết xử lý trường hợp vào khu vực hạn chế không đúng mục đích, vận chuyển các đồ vật không nằm trong danh sách đăng ký”, Cục Hàng không lưu ý.
Trước đó, ngày 20/6/2022, ngay sau vụ 9 tiếp viên Vietnam Airlines bị nhà chức trách sân bay Melbourne (Australia) giữ lại vì mang theo lượng ngoại tệ lớn, Cục Hàng không đã ban hành chỉ thị 2677 về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại của các thành viên tổ bay của hãng hàng không.
Đến ngày 16/3/2023, 4 tiếp viên Vietnam Airlines bị phát hiện mang theo hành lý chứa 11,2 kg ma túy tổng hợp từ Pháp về TP.HCM gây sốc dư luận. Sau một thời gian tạm giữ, cơ quan điều tra tạm thời xác định chưa có căn cứ để khởi tố bị can nên tạm thời trả tự do cho các tiếp viên này.
Tuy nhiên, Cục Hàng không khẳng định các tiếp viên vẫn phải chịu hình thức kỷ luật của ngành.

4 tiếp viên hàng không bị sa thải

Hôm 23/3, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc đình chỉ 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines được thực hiện theo thông tư của Bộ GTVT về kỷ luật lao động đặc thù.
Ông Thắng nhấn mạnh, quan điểm chỉ đạo của Cục Hàng không là “kiên quyết, kiên trì, thường xuyên và không có vùng cấm” trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua đường hàng không.
Đối với 4 tiếp viên, mặc dù lực lượng chức năng trả tự do chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự, tuy nhiên, các tiếp viên này vẫn sẽ bị xử lý theo Thông tư 46/2013 của Bộ GTVT về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.
Cụ thể, tại Điều 6 của Thông tư 46/2013 quy định: Không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng đối với hành vi lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa.
“Dù 4 tiếp viên bị phát hiện xách ma túy qua đường hàng không đã được lực lượng chức năng trả tự do, do chưa đủ căn cứ xử lý hình sự, nhưng sẽ không được tiếp tục làm việc trong ngành theo quy định về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không”, Cục cho hay.
Với vụ 4 tiếp viên xách ma túy xảy ra vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam thừa nhận, vẫn còn có “lỗ hổng” trong việc thực thi.
“Trong trường hợp này nằm ở doanh nghiệp, do cách thức, quy chế quản lý, kiểm soát nội bộ, công tác tuyên truyền, đào tạo, công tác quản lý, các quy trình chuyên môn”, Cục Hàng không cho biết.
Đại diện Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cũng nêu, ở Vietnam Airlines bất cứ ai vi phạm quy định, nội quy đều phải bị xử lý.
Mức độ xử lý dựa trên kiểm điểm, xác minh, làm rõ chứ không quy chụp hoặc theo dư luận.
Máy bay của Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Tiếp viên Vietnam Airlines xách ma tuý: Tác hại chết người của ketamine và MDMA
Trong một nỗ lực liên quan, vừa qua, Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Hồ Đức Phớc đã ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để chống buôn lậu qua đường hàng không.
Tổ công tác gồm 8 thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, trong đó ông Lê Thanh Hải - Ủy viên kiêm Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia là Tổ trưởng. Các thành viên thuộc Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала