Chuyên gia: "Hội chứng Việt Nam" không khiến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thay đổi lâu dài

© AFP 2023 / National ArchivesChiến tranh Việt Nam, năm 1967
Chiến tranh Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Đăng ký
WASHINGTON (Sputnik) – Trong một khoảng thời gian ngắn, bài học thất bại cay đắng từ Chiến tranh Việt Nam đã làm thay đổi lối tiếp cận của Hoa Kỳ tới chính sách đối ngoại, nhưng cũng đẩy tăng phân hoá chia rẽ trong xã hội, còn niềm tin vào chính quyền thì "cuốn theo chiều gió".
Đó là ý kiến do các chuyên gia nêu lên trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Ngày 29 tháng 3 năm 1973, theo Hiệp định hòa bình Paris đã ký trước đó, Hoa Kỳ rút đội quân viễn chinh Mỹ ra khỏi Việt Nam. Mặc dù còn hơn 7.000 người Mỹ kể cả các nhân viên Lầu Năm Góc vẫn ở lại miền Nam Việt Nam để đấu tranh chống cộng sản Bắc Việt, trên thực tế chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ ở đất nước này đã kết thúc.
© Ảnh : Public domain/ Knudsen, Robert L / Vietnam peace agreement signingHiệp định hòa bình Paris
Hiệp định hòa bình Paris - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Hiệp định hòa bình Paris

"Mặc dù ủng hộ lập trường của chính quyền Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng cái gọi là "Hội chứng Việt Nam" đã khiến cộng đồng xã hội Mỹ chống lại chiến thuật hành động trực tiếp. Trạng thái này tiếp diễn cho đến vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, sau đó chúng ta bắt đầu sống trong cái có thể gọi là "hội chứng Iraq", khi dân chúng dành sự tán thành cao cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng lại không ủng hộ chiến thuật chiến tranh trực tiếp", - ông John Mueller Giáo sư danh dự của Đại học Ohio tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Ông nhắc rằng nếu ban đầu sự ủng hộ của dân Mỹ đối với việc Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Việt Nam từng đạt 70%, thì khi số lính chết trận tăng lên, nhiệt tình của dân Mỹ giảm dần và cuối cùng, cộng đồng xã hội biểu thị thái độ tiêu cực ngày càng rõ hơn đối với phần tham gia của Hoa Kỳ vào các cuộc xung đột ở nước ngoài.
© Ảnh : Public domainChiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Chiến tranh Việt Nam
Như ông Pierre Asselin Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ tại Đại học Quốc gia San Diego đã chỉ ra, trong bối cảnh dư luận phản chiến vì tổn thất nặng nề ở Việt Nam, vào một khoảng thời gian nào đó, các lãnh đạo Mỹ đã bớt hiếu chiến hơn trong chính sách đối ngoại của họ.

"Tổng thống Richard Nixon cố gắng đạt đến sự hòa dịu trong quan hệ với Matxcơva và xích gần với Trung Quốc ..., tiếp đó là Gerald Ford và Jimmy Carter – trong nhiệm kỳ của họ, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách đối ngoại cực kỳ thận trọng, chỉ phản ứng nhẹ nhàng và kiềm chế trước "chủ nghĩa phiêu lưu" của Cuba và Liên Xô ở các nước châu Phi cận nam Sahara (ví dụ, Angola và Mozambique)", - người đối thoại với hãng thông tấn lưu ý.

Trong khi đó, theo lời ông, phần tham gia của Liên Xô trong cuộc chiến Ogaden giữa Ethiopia và Somalia hồi cuối những năm 70, cũng như việc quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan, đã thúc đẩy dẫn đến cách tiếp cận hiếu chiến hơn của Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại.

"Như bây giờ chúng ta biết, chính quyền Carter đã dành sự ủng hộ cho các chiến binh thánh chiến ở Afghanistan, còn khi Ronald Reagan trở thành Tổng thống Mỹ, cuộc Chiến tranh Lạnh mới đã bộc lộ nét đặc trưng qua thái độ hiếu chiến kiên quyết của Hoa Kỳ, như vậy bài học Việt Nam đã "khuất phục" được các chính trị gia Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian, nhưng mà không lâu", - chuyên gia nói.

Bắt đầu những thay đổi trong chính sách đối ngoại

Theo đánh giá của ông Robert Singh, Giáo sư Chính trị học tại ĐHTH London, Chiến tranh Việt Nam đã mở ra những thay đổi trong vấn đề chính sách đối ngoại, mà ngày nay còn liên quan, đó là gia tăng cái gọi là phong trào tân bảo thủ, sẽ trở thành động lực thúc đẩy các cuộc xâm nhập của Mỹ vào Iraq và Afghanistan.
"Đã kết thúc kỷ nguyên của sự đồng thuận tương đối trong chính sách đối ngoại", - chuyên gia nói, đồng thời lưu ý rằng "tình trạng phân hoá chia rẽ đã ảnh hưởng đến cả hai đảng" và xuất hiện "những con diều hâu", kể cả trong hàng ngũ đảng Dân chủ.
Ngoài sự chia rẽ về chính trị, Chiến tranh Việt Nam còn phơi bày cả thực tế phân tầng xã hội - đối kháng giữa "tầng lớp lao động nói chung yêu nước và kính Chúa" với tầng lớp tinh hoa ưu tú pha trộn cảnh giàu sang và chủ nghĩa cấp tiến về văn hóa, ông Paul Gottfried Giáo sư danh dự của Trường Nhân văn Elizabethtown, Tổng biên tập tạp chí "Chronicles: A Magazine of American Culture" nhận xét.
"Ngay cả trong những năm 1960, giới học thuật và những người mà họ chịu ảnh hưởng về mặt văn hóa đã thiên về cánh tả nhiều hơn so với giai cấp lao động và nông dân", - nhà khoa học nhắc nhở, đồng thời nhấn mạnh rằng khoảng cách này qua mỗi năm càng trở nên rõ rệt hơn.
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Chiến tranh Việt Nam
Tác động của cuộc chiến Việt Nam, mà sau đó Hoa Kỳ từ bỏ hoàn toàn chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để chuyển sang hình thức hợp đồng, hoá ra chỉ khoét sâu thêm sự phân hoá này, ông Singh nhận xét.

"Điều đó rất quan trọng bởi có nghĩa là chỉ chưa đầy 1% người Mỹ phục vụ trong quân đội, và do đó cộng đồng xã hội ít có gì chung với nếp văn hóa lính tráng này. Cùng với sự phân chia giai cấp ở Hoa Kỳ, đã có sự phát triển của hai trường phái văn hóa – cánh tả tiến bộ theo chủ nghĩa truyền thống và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc", - chuyên gia nói, đồng thời lưu ý rằng Chiến tranh Việt Nam đã làm xói mòn niềm tin vào Chính phủ Liên bang và cơ sở chính trị ở nước Mỹ.

Theo quan điểm ​​​​của ông, điều đó cho thấy rằng "các quan chức kể cả Tổng thống Hoa Kỳ đã lừa dối người Mỹ. Chính trị ở Mỹ từ đó trở đi chưa bao giờ phục hồi".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала