Sầu riêng Việt Nam ‘không sợ’ sầu riêng Thái Lan, Trung Quốc

CC0 / Pixabay / sầu riêng
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2023
Đăng ký
Lợi thế của sầu riêng Việt Nam là vụ sản xuất kéo dài từ tháng 4 năm nay đến tháng 5 năm sau, trùng với mùa khô và mùa đông của Thái Lan và Trung Quốc.
Chính vì thế, dù phải cạnh tranh quyết liệt với sầu riêng Thái Lan, sầu riêng Việt Nam vẫn giữ được vị thế của mình, và cũng "không sợ" sầu riêng Trung Quốc.

Cạnh tranh quyết liệt với Thái Lan

Ngày 31/3, Bộ NN-PTNT đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp và xuất, nhập khẩu nông, lâm sản 3 tháng đầu năm.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Văn Đức, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, đã chia sẻ về việc sầu riêng Việt Nam bị cạnh tranh quyết liệt với sầu riêng Thái Lan về chất lượng lẫn số lượng khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo ông Đức, Thái Lan là quốc gia có ngành sản xuất sầu riêng đi trước Việt Nam nhiều thập kỷ, cả trình độ sản xuất lẫn thương hiệu đều tốt hơn.
Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch chuyến hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Hơn 100 tấn sầu riêng lần đầu tiên đi đường chính ngạch sang Trung Quốc
Thời gian qua, sầu riêng là cây trồng có diện tích phát triển tương đối "nóng". Trước đây, sầu riêng chủ yếu tập trung ở ĐBSCL. Tuy nhiên, do ảnh hưởng xâm nhập mặn, diện tích trồng sầu riêng đã bắt đầu chuyển dịch lên vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên.
Đại diện Cục Trồng trọt cho biết, Bộ NN-PTNT đã ban hành Chỉ thị 8084 cho các địa phương xây dựng vùng trồng sầu riêng tập trung gắn với chế biến, liên kết với doanh nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để cơ quan chức năng rà soát cấp mã số vùng trồng, mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Bộ NN-PTNT khuyến cáo người dân không tự ý chặt phá cây trồng khác để chuyển sang trồng sầu riêng, như đã từng xảy ra ở Tây nguyên, Tây Nam bộ.

‘Không sợ’ sầu riêng Trung Quốc

Theo ông Đức, để sầu riêng Việt Nam xuất khẩu được giá cao, cần phải quan tâm đến chất lượng và bắt đầu từ cây giống, phải quản lý chặt chẽ nguồn gốc giống canh tác.
Ông Đức khẳng định:

Sầu riêng Việt Nam có lợi thế riêng, không sợ sự cạnh tranh của sầu riêng Trung Quốc”.

Ông lý giải thêm, sầu riêng Việt Nam có vụ sản xuất từ tháng 5 năm nay cho đến tháng 4 năm sau. Thời gian này trùng với mùa khô và mùa đông của Thái Lan và Trung Quốc, do đó sẽ có lợi thế xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường.
 Nguyễn Phú Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2022
Doanh nhân Cường Dona bất ngờ bị đột quỵ và qua đời khi dự lễ hội sầu riêng Krông Pắc
Cục Trồng trọt cho biết, theo Đề án phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030, Bộ NN-PTNT định hướng cả nước có khoảng 65.000 - 75.000 ha trồng sầu riêng, cho sản lượng 830.000 - 950.000 tấn. Đến cuối năm 2022, diện tích trồng sầu riêng đạt khoảng 110.000 ha, tăng 35.000 ha so với định hướng của Bộ NN-PTNT.
Theo đánh giá của Cục, từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá bán sầu riêng trở nên cao hơn so với nhiều loại cây ăn quả khác, góp phần khiến người dân ồ ạt chuyển đổi sang trồng sầu riêng.

Lo hiện tượng “thắt cổ chai”

Trong một diễn biến khác, phát biểu tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2023 với chủ đề: "Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới”, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam lưu ý, sầu riêng là sản phẩm xuất sang Trung Quốc có nhiều triển vọng nhất nhờ vào việc Việt Nam đã ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng, chuối, khoai lang sang thị trường này.
Dù vậy, xuất hiện khó khăn là hiện Trung Quốc mới chỉ cấp 246 mã vùng trồng xuất khẩu. Đây là con số quá ít so với Thái Lan là tới 20.000 mã vùng trồng, 2.000 mã cơ sở đóng gói mà ông tìm hiểu được.
Trong khi đó, với diện tích trồng sầu riêng hiện nay mang về sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, với kim ngạch hàng tỷ USD, nếu không mở rộng hơn nữa việc cấp mã số vùng trồng sẽ rất khó khăn.
“Tôi lo ngại có thể xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai” trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, khi ta có nguồn hàng lớn nhưng lại không có đủ quota để xuất khẩu”, - ông bày tỏ.
Sầu riêng trên băng chuyền trái cây - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2022
Ngoại giao sầu riêng? Trung Quốc dùng "trái cây vua" để tăng cường quan hệ với Đông Nam Á
Ông đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật khi cơ quan hải quan Trung Quốc sang kiểm tra các vườn trồng để cấp mã số.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng số lượng lớn từ Thái Lan, Việt Nam. Tổng cục Hải quan Trung Quốc ghi nhận, trong năm 2022, nước này nhập khẩu 825.000 tấn sầu riêng, với tổng giá trị 4,03 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu của Thái Lan chiếm tới 3,85 tỷ USD.
Còn theo báo giới Trung Quốc, sau 4 năm trồng sầu riêng, bắt đầu từ năm nay, nước này đã có sản phẩm cung ứng ra thị trường với số lượng lớn. Trung Quốc đang triển khai trồng sầu riêng công nghiệp, dự báo đến năm 2028, sản lượng sầu riêng sẽ đạt giá trị 727 triệu USD. Đây được xem là áp lực cạnh tranh đối với sầu riêng từ Thái Lan, Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала