Không thể để Việt Nam mãi đi làm thuê?

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhà may Maxport
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2023
Đăng ký
TS Phan Hữu Thắng lo doanh nghiệp phụ trợ không phát triển, giá trị gia tăng không cao, Việt Nam sẽ mãi đi làm thuê. Doanh nghiệp phải liên kết để gia tăng giá trị của Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Theo chuyên gia, đây là xu hướng không tránh khỏi, khi quá trình tái cấu trúc thương mại toàn cầu diễn ra mạnh mẽ.
Đã đến lúc, Việt Nam cần nhìn lại, kịp thời điều chỉnh chiến lược thu hút FDI, nâng vị thế cho doanh nghiệp nội địa, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút, giữ chân dòng vốn FDI.

FDI vào Việt Nam giảm

Như Sputnik đã thông tin, dữ liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến ngày 20/3 thể hiện, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 5,45 tỷ USD, chỉ bằng 61,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Đầu tư nước ngoài thông tin, kể từ đầu năm đến nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài liên tục giảm, trong tháng 1 đạt gần 1,69 tỷ USD, giảm 19,8%; trong tháng 2 đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38%, so với cùng kỳ năm 2022
Nguyên nhân chỉ số dẫn chứng FDI vào Việt Nam giảm là do trong 3 tháng của năm 2022 có sự gia tăng đột biến về đầu tư FDI, với các dự án FDI đầu tư quy mô lớn như dự án Lego, với tổng vốn đăng ký 1,32 tỷ USD. Riêng dự án này chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký mới trong quý 1 năm trước, theo lý giải của Cục.
Tàu chở hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Việt Nam: Thu hút mạnh FDI từ đâu trong năm 2023?
Thêm nữa, trong tháng 3 đầu năm nay, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư FDI giảm và vốn điều chỉnh chưa được cải thiện nhiều so với 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết thêm, trong quý 1/2023, có 522 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 62,1% về số lượng dự án và giảm 5,9% về số vốn so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, có 228 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng 2,6% về số lượt dự án và giảm 70,3% về số vốn so với cùng kỳ. Cũng trong khoảng thời gian này, có 440 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt gần 797,9 triệu USD, tăng 10% về số lượt và tăng 3,7% về số vốn so với cùng kỳ.
Không chỉ vốn đăng ký giảm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2023 cũng giảm so với cùng kỳ, đạt 4,3 tỷ USD, giảm 2,2%.

“Việt Nam sẽ mãi đi làm thuê”

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, việc dòng vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm là xu hướng tất yếu, không tránh khỏi khi quá trình tái cấu trúc thương mại toàn cầu diễn ra mạnh mẽ.
Theo ông Cường, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu với thuế suất 15% sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách ưu đãi, thu hút FDI của Việt Nam. Điều này có thể gây xáo trộn chiến lược về địa điểm đầu tư và cách thức hoạt động của các công ty đa quốc gia.
Thực tế, ưu đãi về thuế không còn là lợi thế, đã đến lúc Việt Nam cần nhìn lại chiến lược thu hút FDI để chuyển mình, thích nghi với bối cảnh mới.
Theo chuyên gia của ADB, một trong những chiến lược ứng phó là Việt Nam cần chuyển nhanh trên bước thang giá trị trong chuỗi sản xuất.
“Nếu không chuyển mình nhanh chóng sang những ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, Việt Nam sẽ tụt hậu trong quá trình tái cấu trúc dòng vốn đang diễn ra mạnh mẽ”, - ông Cường nhấn mạnh.
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2023
FDI vào Việt Nam: Khoảng lặng trước những đợt sóng lớn
Ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, bài toán cần giải quyết lúc này là xây dựng khối kinh tế tư nhân với những doanh nghiệp vừa, đủ sức đồng hành cùng doanh nghiệp FDI trong chuỗi giá trị.
Chuyên gia chỉ rõ, hai khu vực này phải đi song song cùng nhau. Hình thành khối tư nhân lớn mạnh, đặc biệt doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ đủ chất lượng để có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài, bù đắp sự thiếu hụt linh kiện, trở thành môi trường hấp dẫn thu hút và giữ chân dòng vốn FDI.
TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo ngại, doanh nghiệp nước ngoài không thể chuyển giao, cho doanh nghiệp Việt Nam gia vào chuỗi cung ứng, nếu năng lực trong nước không đủ.
“Công nghiệp phụ trợ không phát triển, giá trị gia tăng không cao, Việt Nam sẽ mãi đi làm thuê. Doanh nghiệp phải liên kết để gia tăng giá trị của Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu", - ông Thắng nhấn mạnh.

Điểm yếu của Việt Nam nằm ở khâu thực hiện

TS Phan Hữu Thắng lưu ý, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đã có, nhưng điểm yếu của Việt Nam vẫn là ở khâu thực hiện.
Ông nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ cần có trọng tâm, trọng điểm, phải rà soát ra những doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện nhất, chọn ra các đơn vị có thể đi đầu trong 2-3 năm tới để nhà nước đóng vai trò bà đỡ.
“Chúng ta phải tập trung hỗ trợ những doanh nghiệp đấy mạnh lên, để có thể hợp tác với những doanh nghiệp FDI lớn”, - ông Thắng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp phụ trợ trong nước cũng đang gặp nhiều vướng mắc. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn xa vời, nếu doanh nghiệp còn “loay hoay” với thị trường trong nước, không làm chủ được nguồn nguyên liệu, lao động.
Lãnh đạo Công ty cổ phần chế tạo biến thế điện lực Hà Nội (MBT) trăn trở với báo Tiền Phong rằng, sau 14 năm hoạt động, có thị phần máy biến áp và tủ điện chiếm tới 40% tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa làm chủ được nguồn cung nguyên vật liệu.
Hoạt động sản xuất công nghiệp trong một công ty tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2023
FDI từ Trung Quốc đổ về Việt Nam
Khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gẫy, doanh nghiệp dễ bị "tổn thương", do hầu hết nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đáng chú ý, theo ông Lê Lam, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của MBT, doanh nghiệp đang phải trả 1,5 USD/ốc vít mua từ ngoài, dù giá trong nước chỉ là 1.000 đồng/cái. Doanh nghiệp đã thử nhiều sản phẩm nội địa, nhưng chất lượng chưa tương thích.
“Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đặc biệt là các hiệp hội trong vai trò quy tụ, kết nối nhu cầu giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện hợp tác tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở ra nhiều bạn hàng mới, đẩy mạnh tiêu thụ. Doanh nghiệp đã tính tới cơ chế đặt hàng, nhưng do yêu cầu chuyên biệt, sản lượng chưa cao nên khó tìm đối tác”, - vị lãnh đạo nói.
Ông Lê Lam lo lắng, nếu không thể tiết giảm chi phí nguyên vật liệu, tối đa doanh thu, cũng chưa nâng được lương công nhân, khó giữ nhân lao động giỏi.
“Để tuyển được lao động điều khiển máy móc công nghệ cao trong nhà máy cũng là điều không đơn giản. Doanh nghiệp mất nhiều thời gian đào tạo lại, nên rất sợ mất nhân công cứng”, - ông Lam lo ngại.
Vấn đề tuyển dụng lao động chất lượng cao cũng là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp trong ngành.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Dụng cụ An Mi bày tỏ, trong quá trình tuyển dụng hàng năm tại doanh nghiệp, chỉ có khoảng 30-40% lao động đạt yêu cầu ngay.
Sau đó, doanh nghiệp mất nhiều thời gian đào tạo lại. Công ty chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác này đang rất thiếu nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực gia công cắt gọt và tự động hoá.
Đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu 2023. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26,3% so với cùng kỳ 2022; Trung Quốc đứng thứ hai với gần 552 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư, giảm 38,3% so với cùng kỳ.
Đài Loan đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 477 triệu USD, chiếm gần 8,8% tổng vốn đầu tư, tăng 47,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Hà Lan, dù vậy, xét về số dự án, Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 15,5%), số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,9%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 28,4%).
Hoạt động của máy bốc dỡ vật liệu tại xí nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2023
“Trung tâm sản xuất mới của thế giới”: FDI đổ vào Việt Nam có thể đạt 38 tỷ USD
Như vậy, các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống, như Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản…, vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đáng chú ý, đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc tăng, vượt qua Đài Loan, Hàn Quốc và xếp thứ 2 trong 67 đối tác có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng, với dự án đầu tư mới lớn (140 triệu USD) trong lĩnh vực sản xuất pin, ắc quy, tấm pin năng lượng mặt trời tại Bắc Giang.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала